Đài Loan: từ một chiến khu tới một quốc gia

 

Trường hợp duy nhất tại châu á có vẻ như chứng minh rằng có thể phát triển mà không cần dân chủ là Đài Loan. Càn nhấn mạnh là có vẻ v́ đó chỉ là một cái nh́n phiến diện. Quả thực từ năm 1949, khi đám tàn quân của Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan và thiết lập tại đó một quốc gia ly khai với Hoa Lục, Đài Loan đă chỉ có nhưng chính quyền xuất phát từ Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Hai cha con Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc kế tiếp nhau làm tổng thống trong gần bốn mươi năm cho tới năm 1988. Quân luật được thi hành cho tới 1987. Mặc dầu vậy, kinh tế Đài Loan vẫn tiếp tục phát triển một cách mạnh mẽ và hiện nay Đài Loan đă trở thành một nước dân chủ với một sức sống gần tương đương với Tây Âu, với một nền kinh tế lành mạnh hơn hẳn: thất nghiệp hầu như không có, dự trữ ngoại tệ tính trên mỗi đầu người cao hơn hẳn mọi quốc gia trên thế giới.
Trường hợp Đài Loan đă được một số người viện dẫn để bảo vệ lập trường cho rằng có thể bỏ qua dân chủ, tập trung mọi sức lực xây dựng kinh tế rồi phát triển kinh tế sẽ đem đến dân chủ. Sự thực như thế nào?
Đảo Đài Loan cho tới thế kỷ thứ VIII gần như hoang vu, với một số ít thổ dân gốc Mă Lai (điều này cho thấy các sắc dân gốc Mă Lai từ ngàn xưa đă trải rộng khắp Đông á). Dần dần người di dân từ hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến đă khiến người gốc Hoa trở thành đa số, nhưng những người gốc Hoa này coi họ là người Đài Loan hơn là người Trung Hoa. Từ cuối thế kỷ 15 đảo này đă bị người Tây Ban Nha, rồi Ḥa lan chiếm đóng và khai thác. Giữa thế kỷ 17, sau những đợt di dân lớn từ Hoa Lục, Đài Loan trở thành một vương quốc độc lập, rồi bị nhà Thanh chinh phục và sáp nhập thành một tỉnh của Trung Quốc. Năm 1895, nhà Thanh thua trận phải nhường đảo này cho Nhật. Lưu Vĩnh Phúc, viên chủ tướng tài ba của quân Cờ Đen từng tận lực giúp Việt nam chống Pháp, đă cùng với tổng đốc Đài Loan Dương Tinh Tùng tuyên bố thành lập nước Cộng Ḥa Đài Loan. Nước cộng ḥa đầu tiên lại châu á này đă bị quân Nhật đánh bật khỏi Đài Bắc trong ṿng một tuần lễ, dù Lưu Vĩnh Phúc vẫn c̣n kháng cự tại miền Nam gần mười năm nữa. Sau thế chiến II, Đài Loan, với khoảng 10 triệu dân, được trao trả lại cho Trung Quốc. Bước ngoặt lớn của Đài Loan xảy ra năm 1949 khi Tưởng Giới Thạch bỏ lục địa đem gần hai triệu người gồm gia đ́nh, đảng viên và quân đội Quốc Dân Đảng sang đây. Trong những thập niên đầu Đài Loan không phải là một quốc gia mà là một chiến khu. Lực lượng Quốc Dân Đảng di tản sang đây tự coi là một chính phủ Hoa Lục di tản, với đầy đủ quốc hội, chính phủ và quân đội; họ ván tiếp tục tự nhận là chính quyền của toàn thể Trung Quốc và chỉ coi Đài Loan là một tỉnh. Qui chế chiến khu là một thực tế. Chiến tranh vẫn tiếp tục xảy ra tại eo biển, cạnh các ḥn đảo Kim Môn, Mă Tổ, Trần Thành: Bên ngoài th́ Hạm đội 7 của Mỹ túc trực.
Cần hiểu rơ t́nh trạng này khi nhận định về vấn đề dân chủ tại Đài Loan. Dân chủ là một phương thức sinh hoạt quốc gia cho phép đạt tới một đồng thụân được chấp nhận giữa các khuynh hướng khác nhau dù không thỏa măn mọi người. Nhưng tại Đài Loan vấn đề đồng thuận không đặt ra. Những người Quốc Dân Đảng sang đây hoàn toàn đồng ư với nhau trên hầu như tất cả và rất đoàn kết trong một mục tiêu chung là chống lại Hoa Lục, dưới sự lănh đạo của Tưởng Giới Thạch mà họ coi là một lănh tụ anh minh. Vấn đề dân chủ thực sự chỉ đặt ra vài thập niên sau đó, khi những người bản địa Đài Loan đă tiến lên về kinh tế và văn hóa, và đ̣i hỏi tổ chức Đài Loan như một quốc gia. Trong những thập niên đầu, đoàn người di tản từ Hoa Lục sang hơn hẳn dân bản địa về mọi mặt. Họ là tập hợp tinh nhuệ nhất của Trung Quốc, đồng thời họ cũng mang theo những tài sản rất lớn. Có thể nói vào năm 1949 đại bộ phận chất xám và tư bản Trung Quốc đă tản cư qua Đài Loan làm sinh hoạt kinh tế và mức sống Đài Loan gia tăng mau chóng, cải thiện một cách ngoạn mục mức sống của những người bản địa Đài Loan. Đối lập với Quốc Dân Đảng trên đảo Đài Loan cũng không có v́ các thành phần cộng sản đă bị tiêu diệt hoàn toàn một năm trước cuộc di tản, vào năm 1948, khi các cuộc bạo động xuống đường bị đàn áp trong một biển máu, với hơn mười ngàn người bị hành quyết trong vài ngày, phần đông là đảng viên cộng sản.
Sự sáng suốt của chính quyền Quốc Dân Đảng là đă hiểu ngay rằng họ sẽ phải biến Đài Loan thành một quốc gia thật sự. Họ đă nỗ lực nâng cao mức sống và tŕnh độ văn hóa người địa phương, mà đại đa số có gốc Trung Hoa, để hội nhập người địa phương vào sinh hoạt chính trị. Mức sống và tŕnh độ văn hóa càng tiến triển họ càng nới rộng tự do và dân chủ, và luôn luôn đi trước yêu cầu. Trường hợp Đài Loan về thực chất là một cố gắng xây dựng một quốc gia và một chế độ dân chủ từ một chiến khu. Điều mà thế giới đang chứng kiến là sự ra đời của một quốc gia thật sự tại Đài Loan.
Thất bại mau chóng của Quốc Dân Đảng tại Hoa Lục cũng như hào quang của chế độ cộng sản và lănh tụ Mao Trạch Đông sau đó đă khiến dư luận thế giới miệt thị tập đoàn Tưởng Giới Thạch như một tập đoàn bất lực và tham nhũng, nhưng ngày nay chúng ta đă có bước lùi cần thiết để nh́n lại lịch sử cận đại Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch và bộ tham mưu của ông không tồi dở như người ta tưởng. Chính di sản Trung Quốc do nhà Thanh để lại mới là tồi tàn. Kinh tế lụn bại, đất nước phân tán dưới những sứ quân tham tàn và xâu xé nhau. Tưởng Giới Thạch đă phải có bản lănh lắm mới thống nhất được Trung Quốc, nhưng ông đă thất bại trước Mao Trạch Đông v́ thử thách mà chính quyền của ông tự đặt cho ḿnh quá lớn: đó là xây dựng một Trung Quốc theo mô h́nh dân chủ phương Tây, điều mà người Trung Quốc không hiểu và do đó không chia sẻ. Cuộc tương tranh quốc - cộng tại Trung Quốc cũng như tại Việt nam chủ yếu là một cuộc xung đột giữa hai mô h́nh xă hội được đề nghị để thay thế ư thức hệ Nho Giáo đă lỗi thời và sụp đổ. Một bên là mô h́nh dân chủ kiểu phương Tây và một bên là mô h́nh cộng sản. Về bản chất, chủ nghĩa cộng sản là một thứ Khổng Giáo cải tiến khá gần gũi với xă hội Nho Giáo: cũng đặt nền tảng trên một chủ nghĩa nửa chính trị nửa tôn giáo, cũng giáo điều độc tôn, cũng tập trung tuyệt đối, cũng khống chế tư tưởng, cũng bóp nghẹt xă hội dân sự và đè bẹp cá nhân, cũng cấm đoán thương mại và sự giàu có, nhưng quan tâm tới quần chúng hơn và có tổ chức tinh vi hơn. Chính v́ thế mà chủ nghĩa cộng sản dễ hiểu đối với người dân các nước thuộc văn hóa Khổng Giáo và đă được ủng hộ. Ngược lại mô h́nh dân chủ phương Tây đ̣i hỏi một đoạn tuyệt văn hóa quá lớn nên đă không được hưởng ứng. Tưởng Giới Thạch đă thua v́ xă hội Trung Hoa sau hơn hai ngàn năm Nho Giáo chưa chín muồi cho thay đổi, chứ không phải v́ ông ta kém Mao Trạch Đông. Giờ này chắc không c̣n ai ngờ vực là nếu Tưởng Giới Thạch thắng, thay v́ Mao Trạch Đông, th́ Trung Quốc đă khá hơn rất nhiều so với hiện nay.
Không thực hiện được cuộc canh tân theo mô h́nh phương Tây trên đất nước Trung Quốc bao la và phân ră, phe Quốc Dân Đảng đă thực hiện nó trên khuôn khổ hạn hẹp của Đài Loan và họ đă thành công. Điều cần chú ư là tại Đài Loan chính quyền Quốc Dân Đảng đă luôn luôn chủ động, nới rộng tự do một bước trước khi những thay đổi về kinh tế xă hội đ̣i hỏi. Chính v́ vậy mà Đài Loan đă ổn vững và liên tục tiến lên. Ngay từ 1969, chính quyền Quốc Dân Đảng đă tổ chức những cuộc bầu cử bổ túc các dân biểu địa phương vào quốc hội, các quyền tự do phát biểu và hội họp đă được thừa nhận. Năm 1986, các chính đảng được phép thành lập và tranh cử. Năm 1987, quân luật được băi bỏ hẳn. Từ 1991 mọi đạo luật của thời kỳ quân luật đều được băi bỏ, Đài Loan trở thành một nước dân chủ thật sự, và cũng là nước dân chủ nhất châu á, ngoại trừ Nhật Bản. Đa số những cấp lănh đạo tối cao của Đài Loan hiện nay là người địa phương. Sự thành công của Quốc Dân Đảng chính là ở chỗ họ đă biết thăng tiến người địa phương và sau đó tự hội nhập vào với người địa phương. Trong cuộc bầu cử quốc hội hoàn toàn tự do và lương thiện năm 1998 họ đă thắng lớn. Họ đă thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 v́ chia rẽ chứ không phải v́ không được cử tri tín nhiệm.
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế châu á bắt đầu từ mùa hè 1997, Đài Loan đă là nước ít bị thiệt hại nhất, bởi v́ nó là quốc gia dân chủ và lành mạnh nhất trong những nước vừa vươn lên.
Không, Đài Loan không phải là một ngoại lệ của qui luật dân chủ đi trước và tạo ra phát triển. Đó chỉ là quốc gia ra đời trong một trường hợp đặc biệt.