Mă Lai: dân chủ ngay từ khi thành lập

 

Mă Lai cũng không khác Singapore bao nhiêu về quan hệ với phương Tây. Đó cũng là một quốc gia hoàn toàn do người phương Tây thành lập ra, lănh thổ chỉ mới tạm ổn định từ năm 1963: Lịch sử của quốc gia này, với một diện tích 330.000 km2 (đúng bằng Việt nam) nhưng chỉ có khoảng 20 triệu dân, chỉ thực sự bắt đầu từ thế kỷ 16. Trước đó, trong những thế kỷ đầu của công nguyên bán đảo Mă Lai chỉ là một vùng rừng núi hoang vu với một số rất nhỏ thổ dân, và là trạm dừng chân của các đoàn thuyền buôn từ phương Bắc, phần lớn từ ấn Độ, tới Sumatra. Những người Bumiputra, tự coi là chủ nhân của đất Mă Lai, chỉ bắt đầu đến từ Sumatra từ thế kỷ thứ VIII. Dấu vết chính trị đầu tiên được ghi nhận là một vương quốc nhỏ được thành lập ở phía Nam bán đảo đầu thế kỷ 15. Khi một số người Bồ Đào Nha đến chinh phục mỏm Malacca năm 1511, họ chỉ gặp một sự kháng cự rất yếu ớt của những bộ lạc rất lẻ tẻ. Người Bồ Đào Nha đă đóng góp làm cho sinh hoạt thương mại phát triển mau chóng. Hơn một thế kỷ sau, năm 1641, Mă Lai lại được may mắn khác: người Ḥa Lan, một dân tộc rất sáng lạo và giàu óc kinh doanh, hất cẳng người Bồ Đào Nha và chiếm lấy Mă Lai. Sự thịnh vượng lại càng gia tăng dưới sự cai trị của người Ḥa Lan, nhưng nó cũng bắt đầu cám dỗ một đế quốc mới vừa qua mặt Ḥa Lan về sức mạnh: nước Anh. Năm 1795 Ḥa Lan phải nhường bán đảo Mă Lai và vùng Bắc Borneo cho Anh để rút về cố thủ quần đảo Indonesia
Sự khác biệt rất lớn giữa hai đế quốc thực dân lớn nhất trong, thế kỷ 19, Anh và Pháp, là ở chỗ người Pháp cố gắng phá vỡ mọi giềng mối quốc gia có sẵn để dễ thống trị, trong khi người Anh cố thành lập ra những quốc gia ngay cả ở những nơi không có quốc gia để có những đối tác kinh doanh. Trong suốt một thế kỷ họ đă tạo dựng ra nước Mă Lai bằng cách kết hợp những cộng đồng rất khác khau trên bán đảo. Họ thành lập ra Liên Bang Mă Lai năm 1891, mở rộng dần dần lănh thổ và quyền tự quản của người địa phương, rồi trả độc lập cho Mă Lai năm 1957, sau khi đă kư kết một hiệp ước quân sự. Cũng chính người Anh năm 1963 đă sáp nhập vùng đất phía Bắc đảo Borneo vào Liên Bang Mă Lai.
Sự nhắc lại vắn tắt lịch sử Mă Lai này cho thấy nó hoàn toàn được tạo dựng lên do người phương Tây, cho nên tinh thần nền tảng của nó không thể khác phương Tây, nghĩa là tự do và dân chủ. Quốc gia tân lập này gồm 55% người Bumiputra nói tiếng Mă Lai (tiếng nói chung của nhiều sắc dân thuộc quần đảo Indonesia nơi họ xuất phát), hơn 30% người gốc Trung Hoa và non 10% người gốc ấn Độ. Người Trung Hoa tuy ít hơn về dân số nhưng lại hơn hẳn người Bumiputra về kiến thức và tài sản. Với một cấu tạo nhân chủng như vậy, Mă Lai không thể tồn tại dưới một chế độ độc tài. Nó đă tồn tại được nhờ một thỏa thuận: người Hoa nhường nhịn người Bumiputra, và người Bumiputra chấp nhận người Hoa. Cũng cần lưu ư một đặc điểm của người Hoa ở Mă Lai: họ là những người thích buôn bán làm giàu hơn là thích quyền lực chính trị. Trong thời gian thế chiến II, hầu như đă chỉ có một nhóm nhỏ cộng sản gốc Hoa kháng chiến chống lại quân chiếm đóng Nhật. Tháng 8-1945 khi Nhật đầu hàng, họ đă nắm được chính quyền tại Mă Lai nhưng đă hạ khí giới khi người Anh trở lại v́ tự thấy không đủ sức mạnh và hậu thuẫn quần chúng để chống lại. Người Anh v́ thế đă lấy lại được quyền lực một cách không tốn kém và tiếp tục tạo dựng ra Liên Bang Mă Lai. Về sau này, khi Đảng cộng Sản Mă Lai phát động kháng chiến trở lại, họ cũng chỉ qui tụ được, ở lúc mạnh nhất, không đầy bảy ngàn người, chu yếu là người Hoa, và dần dần tàn lụi đi. Tập tính hiếu ḥa, chăm làm giàu và không ham quyền lực của người gốc Hoa là bí quyết của sự phát triển của Mă Lai sau này, đồng thời cũng là lư do khiến cho Mă Lai tiếp tục đứng vững.
Gần đây, những lời tuyên truyền chống các giá trị phương Tây, hàm ư chống dân chủ và nhân quyền, của thủ tướng Mahathir Bin Mohamad đă làm những người dân chủ Việt nam khó chịu và chính quyền cộng sản Việt nam khoái chí, nhưng ta cần phải hiểu ràng đó chỉ là những lời tuyên bố dùng cho nhu cầu tiêu thụ nội địa mà thôi. Sự thực không phải như vậy. Mă Lai ngay từ ngày thành lập đă được hưởng không khí tự do dưới sự giám sát của người Anh. Từ khi có độc lập nó là một nước dân chủ (chế độ chính trị của Mă Lai là quân chủ lập hiến nhưng rất ít ai biết đến vua Mă Lai). Nền dân chủ đó không hoàn chỉnh do điều kiện dân trí, nhưng có tất cả mọi yếu tố cốt lơi của dân chủ: tự do ngôn luận, tự do kết hợp, tự do bầu cử và ứng cử. Các chính đảng được hoạt động tự do, các cuộc bầu cử diễn ra một cách đúng hạn kỳ và lương thiện từ ngày độc lập. Mă Lai hoàn toàn không phải là một chế độ độc tài. Luật pháp Mă Lai có nhiều khe khắt nhưng do một quốc hội dân cử biểu quyết ra. Những diễn văn bảo thủ của Mahathir chỉ có mục đích tuyển cử: toàn bộ giới lănh đạo Mă Lai, kể cả Mahathir, đều thuộc giai cấp trưởng giả thành thị Tây phương hóa 100%, nên luôn luôn lo sợ bị một đảng bảo thủ mị dân nổi lên đánh bại. Mahathir bài xích phương Tây chỉ để tỏ ra ḿnh vẫn là Mă Lai, vẫn truyền thống và không mất gốc.
Mă Lai hoàn toàn không phải là bằng chứng cho rằng một quốc gia có thể phát triển mà không cần tự do dân chủ. Ngược lại, hoàn toàn ngược lại, đó là bằng chứng rằng dân chủ và tự do đă có khả năng biến một quốc gia tân lập, với dân trí thấp và chủng tộc phức tạp thành một trong những quốc gia giàu mạnh nhất vùng Đông Nam á.