Nhật Bản: tự do trá h́nh và dân chủ giấu mặt

 

Người Việt nam sùng bái sự học một cách quá đáng và lệch lạc nên bất cứ một điều ǵ, dù sai tới đâu, mà đă được nhồi sọ ở trường học cùng trở thành một chân lư rất khó lay chuyển. Một trong những sai lầm lớn mà hầu như mọi người Việt nam, bất luận có bằng cấp nào, cũng tin một cách chắc nịch là nhờ vua Minh Trị sáng suốt biết canh tân kịp thời mà nước Nhật đă trở thành tân tiến và hùng mạnh. Tôi đă gặp không biết bao nhiêu trí thức tiếc rằng các vua Minh Mạng, Tự Đức đă không được như Minh Trị, nếu không Việt nam chắc đă không thua Nhật Bản. Sự thực Minh Trị không hơn ǵ Tự Đức, và nước Nhật đă không tiến lên nhờ Minh Trị. Không những thế, c̣n có thể nói chính Minh Trị đă bẻ găy, hay đúng hơn đă là dụng cụ để giúp đám quân phiệt bẻ găy đà tiến hài ḥa của Nhật Bản về tương lai. Cuối lộ tŕnh Minh Trị là một cuộc chiến tự hủy, hai trái bom nguyên tử và một phần quan trọng của lănh thổ bị mất. Minh Trị lên ngôi năm 1867, lúc mới 14 tuổi. Phải mê tín dị đoan mới có thể tin một cậu bé bằng ấy tuổi và được nuôi nấng trong hoàng cũng có thể có cả một dự án canh tân đất nước. Thực ra Minh Trị lên ngôi vào đúng lúc quyền bính nước Nhật rối loạn hoàn toàn, các sứ quân liên kết với nhau lật đổ và chấm dứt chế độ chúa công (shogun) được thiết lập từ thế kỷ 12 theo một mô h́nh tương đương như vua Lê chúa Trịnh tại nước ta. Lúc đó nước Nhật đă tiếp xúc với phương Tây từ hơn ba thế kỷ, từ năm 1543, nghĩa là cùng một lúc với Việt nam.
Vào thời điểm Minh Trị lên ngôi, nước Nhật đă thay đổi rất nhiều rồi, khác hẳn với Việt nam. Câu chuyện sau đây đủ nói lên mức độ phát triển của nước Nhật trước khi người phương Tây đến. Một người Bồ Đào Nha, tên là Pinto, đến nước Nhật vào khoảng cuối thế kỷ 16 đem theo một cây súng. Ông ta khoe hiệu lực của cây súng hơn hẳn những thanh kiếm của các hiệp sĩ Nhật, rồi cho mượn. Vài tháng sau, khi ông ta ra đi, người Nhật đă chế ra được 500 khẩu súng giống hệt như vậy. Hai năm sau trên toàn nước Nhật có tới 300.000 khẩu súng Pinto. Kỹ năng của người Nhật đă tiến tới một tŕnh độ rất cao ngay từ thế kỷ 16.
Các tài liệu của nước ta, cũng như phần lớn các tài liệu phiến diện của phương Tây mà ta sao dịch lại, đánh dấu sự mở cửa của Nhật về phương Tây từ năm 1853 (tức mười bốn năm trước khi Minh Trị lên ngôi) khi phó đề đốc (comodore) Perry chỉ huy một đoàn chiến hạm Mỹ tiến vào cảng Đông Kinh đưa tối hậu thư buộc Nhật mở cửa khẩu cho tàu bè phương Tây, và Nhật nhượng bộ. Thực ra, một cách không chính thức, Nhật đă mở cửa cho phương Tây và đă tiếp thu rất nhiều kỹ thuật và phương pháp phương Tây từ ba thế kỷ trước rồi. Người Nhật đă quen với phương Tây và đă đủ tiến hóa để hiểu sức mạnh của phương Tây. Họ nhượng bộ v́ hiểu biết chứ không phải v́ nhát sợ. Họ đă quen sử dụng lịch phương Tây từ lâu, cho nên năm 1873 họ bỏ hẳn lịch Tàu để chỉ dùng lịch Tây. Họ cũng đă mở những trường học về y khoa và khoa học cơ bản từ thập niên 1720, nổi tiếng nhất là Trường Ḥa Lan (người Nhật quả nhiên biết chọn thày?). Năm 1744, họ xây một đài quan sát thiên văn với hai kính viễn vọng lớn. Từ năm 1810, họ tổ chức cả một cơ quan chuyên môn dịch sách khoa học kỹ thuật phương Tây. Ngày 7 tháng 1năm 1870, đúng ba năm sau khi Minh Trị lên ngôi, bức điện tín đầu tiên được đánh đi từ Tokyo.
Nước Nhật đă rất tiến bộ khi người phương Tây đến. Chính nhờ tiến bộ mà họ đă nhận thức được sự hơn hẳn của phương Tây và đă hấp thụ rất mau chóng các kỹ thuật phương Tây. Tại sao? Đó là nhờ một sự kiện ngoài chủ đích của mọi người. Xă hội Nhật do các lănh chúa thống trị dựa trên giai cấp hiệp sĩ. Các lănh chúa và các hiệp sĩ cực kỳ kiêu căng không thèm ḥa trộn với dân chúng mà để mặc quần chúng tự tổ chức lấy cuộc sống của ḿnh, miễn là nộp đủ thuế. Trong t́nh trạng ấy, quần chúng Nhật tuy ở sát nhưng thực ra lại sống rất xa giai cấp thống trị. Họ không thể tổ chức thành chính quyền nếu không muốn lănh búa ŕu và họ phải t́m cách sinh sống với nhau trong đồng thuận để tránh những can thiệp của bọn hiệp sĩ. Một cách tiệm tiến và thầm lặng, một sinh hoạt tự do đă h́nh thành giữa quần chúng với nhau, dưới sự giám sát từ xa của các lănh chúa. Đó là lư do khiến xă hội Nhật đă phát triển, rồi chính sự phát triển này đă tạo ra áp lực buộc giới cầm quyền Nhật nhượng bộ dần dần.
ở đây, Nhật cũng không phải là một ngoại lệ. Nhật cũng đă phát triển nhờ tự do dân chủ, dù là tự do trá h́nh, dân chủ giấu mặt. Không hiểu được điều này là không hiểu phép mầu Nhật Bản, một phép mầu đă bắt đầu từ trước khi người phương Tây tới và đă gia tăng vận tóc sau đó. Minh Trị sau khi lên ngôi đă chỉ là một biểu tượng giúp cho đám quân phiệt tiêu diệt dần tự do dân chủ và đưa Nhật Bản đến bế tắc. Những năm cuối của triều đại Minh Trị c̣n là những năm đen tối cho nước Nhật: bành trướng quân sự, chiếm Đài Loan và Cao Ly, đàn áp đẫm máu ở trong nước. Khi Minh Trị chết, năm 1912, chế độ Nhật trở thành một chế độ độc tài quân phiệt thuần túy với hậu quả mà chúng ta đă thấy. Sau thế chiến II, Nhật bại trận, phải đầu hàng không điều kiện, chấp nhận một hiến pháp tự do do Hoa Kỳ áp đặt và giám sát, và nước Nhật lại vươn lên.