Ḥa Lan: cái ǵ đă xảy ra ?

 

Cho tới giữa thế kỷ 16, quyền lực tại châu Âu tập trung về phía Nam, với Tây Ban Nha làm bá chủ. Đế quốc của Charles Quint, trong đó Tây Ban Nha vượt trội nhất, bao phủ gần hết châu Âu và cả miền đất rộng lớn vừa khám phá ra, nghĩa là châu Mỹ. Nhưng đột nhiên vào giữa thế kỷ 16, năm 1568, châu Âu rung động v́ cuộc nổi dậy tại Ḥa Lan. Càng ngạc nhiên hơn nữa v́ đất nước nhỏ bé này đă kháng cự thắng lợi trước sức mạnh của quân lực Tây Ban Nha hùng hậu trong hơn bốn mươi năm, trong một cuộc chiến được mệnh danh là chiến tranh cho tự do, buộc Tây Ban Nha phải ngừng chiến, chấp nhận thực tế của sự ly khai và sau đó kư thỏa ước Den Haag chính thức nh́n nhận Nước Cộng Ḥa Ḥa Lan. Từ đó Ḥa Lan, với không đầy mười triệu dân, tiếp tục tiến lên mạnh mẽ, trở thành siêu cường số một của thế giới trong thế kỷ 17. Cái ǵ đă xảy ra?
Montesquieu (1681-1755), thủy tổ của lư thuyết tam quyền phân lập và lư thuyết những bất lợi tiên khởi, nhận định rằng người Bắc Âu đă bị thiên nhiên ngược đăi nên phải phấn đấu để tiến lên, và để tiến lên cần tự do, trong khi các dân tộc Nam Âu v́ được thiên nhiên ưu đăi nên không cần phấn đấu và do đó dể chấp nhận cuộc sống nô lệ.
Max Weber (1864- 1920), dựa vào thành tựu của Ḥa Lan, và của Anh và Mỹ sau đó, cho rằng phát triển là do ảnh hưởng của đạo Tin Lành năng động và cởi mở hơn đạo Công Giáo. Đi xa hơn nữa, Weber cho rằng chủ nghĩa tư bản là một sản phẩm của đạo Tin Lành. Karl Marx, thiên tài trong nghệ thuật lấy ư kiến của người khác làm khám phá của ḿnh bằng cách nói ngược lại, cho rằng chính chủ nghĩa tư bản đă khai sinh ra đạo Tin Lành. Quanh quẫn vẫn chỉ là một ư: có một liên hệ mật thiết giữa một tôn giáo (Tin Lành) và phát triển.
Phải nghĩ ǵ về những giải thích này?
Dĩ nhiên dân tộc nào cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của điều kiện địa lư, nhưng lư thuyết những khó khăn tiên khởi rất khó đứng vững. Nếu bảo rằng nhờ bị thiên nhiên ngược đăi mà nhiều dân tộc đă phải phấn đấu, rồi nhờ đó tiến lên th́ rất khó giải thích tại sao nước Mỹ, với tài nguyên bao la và điều kiện sinh sống dễ dăi, đă vươn lên mạnh mẽ? Ngược lại, một số dân tộc khác như Mali, Ethiopia, Bangladesh lạc hậu cùng cực và bị coi là tuyệt vọng chính v́ thiếu tài nguyên thiên nhiên. Các giải thích của những nhà nghiên cứu về điều kiện thiên nhiên thường rất mâu thuẫn. Có khi cùng một sự kiện được sử dụng cho hai giải thích hoàn toàn trái ngược nhau: có lúc họ nói rằng nước Anh đă trở thành hùng mạnh nhờ than đá và sắt, có khi họ lại lư luận rằng nước Nhật đă phát triển v́ người Nhật bắt buộc phải sản xuất nhiều để xuất cảng lấy ngoại tệ mua nguyên liệu và nhiên liệu. Lư thuyết những khó khăn tiên khởi độc đáo ở chỗ nó vừa ngược đời vừa hùng hồn, nhưng không đúng. Tài nguyên thiên nhiên chắc chắn là có ảnh hưởng, và dĩ nhiên về lâu về dài có ảnh hưởng tốt, nhưng không thể giải thích tất cả.
Khí hậu cũng thường được viện dẫn như một lư do giải thích sự phát triển, dựa vào nhận xét chung là các nước khí hậu lạnh thường phát triển hơn các nước nhiệt đới. Nhưng Nga và Mông Cổ (chưa nói dân Esquimo?) cùng có khí hậu rất lạnh mà tại sao không phát triển
C̣n lư do tôn giáo? Chắc chắn là các dân tộc theo một tín ngưỡng tiêu cực coi cuộc đời không đáng sống và không đáng cải thiện, như ấn Độ và Tây Tạng, sẽ rất khó ra khỏi cảnh nghèo khổ nếu không thay đổi tâm lư, v́ một lư do dễ hiểu là họ không coi nghèo khổ là một tai họa. Nhưng bảo rằng đó là do ảnh hưởng của đạo Tin Lành th́ phải trả lời thế nào về sự trỗi dậy ngoạn mục của Nhặt Bản?
Chắc chắn phải có một lư do căn bản hơn trong khi nhưng lư do khác như tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, tôn giáo chỉ là những biểu hiện ngoài mặt.
Từ thế kỷ 15, trung tâm quyền lực tại châu Âu dời về miền Nam, các vùng phía Bắc chung quanh Ḥa Lan ít được quan tâm tới. Đó lại là vùng đất thấp, śnh lấy và giá lạnh, cảnh trí chẳng có ǵ là hùng vĩ, thành quách lâu đài cũng khó xây dựng. Các vùng này ở trong một t́nh trạng đặc biệt: một mặt họ nằm dưới quyền lực của các triều đ́nh lớn và không thể lập ra một chính quyền mạnh của ḿnh mà không sợ búa ŕu, mặt khác v́ gần như bị bỏ quên nên họ phải tự tổ chức sinh hoạt riêng của ḿnh. Công thức duy nhất và bắt buộc là cố gắng ùm ra đồng thuận để sống yên với nhau, tránh mọi xung đột có thể lôi kéo sự can thiệp của triều đ́nh Tây Ban Nha. Một xă hội tự do dân chủ dần dần thành h́nh với một chính quyền rất giản dị, người cai trị Ḥa Lan không phải là một ông vua, cũng không phải là một lănh chúa mà chỉ được gọi là một đại thường trú v́ ông cư ngụ và làm việc ở ṭa nhà được dựng ra để giải quyết các vấn đề hành chính tối cần thiết.
Nhưng người Ḥa Lan cũng không thể có vinh quang được làm vương, làm tướng, họ chỉ c̣n một lư tưởng là làm giàu. Một thanh niên Ḥa Lan lớn lên không thể nuôi mộng ǵ khác hơn là kinh doanh buôn bán thành công.
Một xă hội mới dàn dàn thành h́nh. Chính cái xă hội tự do dân chủ này, với một guồng máy chính quyền thật nhẹ và thu hẹp nhường không gian tối đa cho cá nhân, và trong đó mọi cá nhân theo đuổi lư tưởng làm giàu, đă thúc đẩy sáng kiến và cố gắng và tạo nên sự phồn vinh của Ḥa Lan. Vào năm 1551, khi hoàng đế Charles Quint phong cho ḍng họ Bourguignon 12 quận đất thấp phía Bắc (gồm Ḥa Lan và Bỉ ngày nay), vùng đất này đóng thuế cho triều đ́nh Tây Ban Nha một số tiền gấp bảy lần lợi nhuận quan trọng đem về từ toàn châu Mỹ. Ḥa Lan đă phồn vinh hơn hẳn Tây Ban Nha. Mười bảy năm sau, họ nổi dậy tuyên bố rũ bỏ ách thống trị của mẫu quốc. Sức mạnh kinh tế và quyết tâm sống tự do đă khiến họ đẫy lùi được đạo binh hùng hậu của Tây Ban Nha.
Trái với nhận xét của Max Wteber, không phải đạo Tin Lành đă tạo ra sự phồn vinh của vùng đất thấp bao gồm Ḥa Lan và Bỉ, bởi v́ phần lớn của cải vẫn nằm trong tay những nhà kinh doanh theo đạo Công Giáo. ở một khía cạnh nào đó, có thể nói người Công Giáo c̣n năng động hơn cả người Tin Lành trong giai đoạn đầu. Nhưng dần dần do sự bách hại đạo Tin Lành tại Pháp, ư, Tây Ban Nha, những người Tin Lành đă di cư tới Bỉ và nhất là Ḥa Lan để tị nạn. Họ là một đóng góp quan trọng cho sự phồn vinh của Ḥa Lan, nhưng họ không phải là yếu tố quyết định nhất. Đóng góp quyết định nhất là những nghệ nhân, thợ khéo, thương gia di cư tới Ḥa Lan để tránh những chính quyền độc tài khắc nghiệt. Không khí tự do dân chủ tại Ḥa Lan đă giúp họ làm giàu cho ḿnh và cho quê hương mới. Descartes (1596-1650), nhà toán học và tư tưởng lớn bậc nhất của nước Pháp vào thời đại của ông, năm nào cũng phải tới Ḥa Lan sống vài tháng để lấy hứng sáng tác trong không khí tự do, dù ông là người Công Giáo.