Ưu đạo bất ưu bần?

 

Như tôi đă tŕnh bày, khi phê phán Khổng Giáo không nên đồng hóa nó với ông Khổng Khâu, càng không nên đổ hết trách nhiệm cho ông. Ông không chí thánh chí nhân như ông Trần Trọng Kim viết trong cuốn Nho Giáo, những cũng là người tốt, ông mở trường tư đầu tiên và tạo ra một cơ hội tiến thân quan trọng cho tàng lớp thứ dân. Thế cũng là một người có công lớn với đời rồi. Ông dạy học tṛ nhiều điều về luân lư thực tiễn. Xét theo bối cảnh thời đại của ông, trong những điều ông nói có những điều khá đúng, những điều hơi sai và những điều rất sai. Đó là lẽ tự nhiên, không có học giả, triết gia nào chỉ phát biểu những điều hoàn toàn đúng. Socrate, Platon, Aristote cũng vậy thôi, họ có những ư kiến thật sáng nhưng cũng có những nhận định sai lầm, thiếu sót. Bổn phận của những người đi sau là giữ lại, bổ túc và khai triển những đóng góp đúng, bỏ đi những sai lầm và, dĩ nhiên, không ngừng thêm vào những khám phá mới.
Văn hóa Khổng Giáo trở thành độc hại không phải v́ nó sai ngay từ đầu mà v́ nó đă không biết đổi mới. Nó đă khai thác triệt để hai tính xấu của Khổng Tử là tinh thần thủ cựu, bài bác điều mới lạ, và tinh thần bất dung (thí dụ như việc giết thiếu chính Măo chỉ v́ ông Măo có tài biện luận và không đồng ư với Khổng Tử). Không những thế nó c̣n bóp méo tư tưởng của chính Khổng Tử.
Một thí dụ của sự xuyên tạc đó là tinh thần an bần lạc đạo, nghĩa là cam phận nghèo mà vui với đạo đức. Tinh thần này theo các nho sĩ lấy từ một câu trong Luận Ngữ. người quân tử chỉ lo giữ đạo lư chứ không lo nghèo (quân tử ưu đạo bất ưu bần). Nhưng Khổng Tử nào đâu có ư định nói như thế. Ông nói nguyên văn như thế này: Người quân tử mưu t́m học đạo chứ không mưu t́m miếng ăn. Làm ruộng có khi mất mùa cũng đói, c̣n học đạo th́ có lộc. Người quân tử chỉ cần lo học cho giỏi chứ đừng sợ nghèo (Quân tử mưu đạo bất mưu thực. Canh dă, nỗi tại kỳ trung hĩ. Học dă, lộc tại kỳ trung hĩ. Quân Tử ưu đạo bất ưu bần). Đó chỉ là một lời khuyên thực dụng mà thôi, có nghĩa là cứ lo học đi rồi sẽ được làm quan và sẽ có ăn. Nên nhớ rằng mục đích của việc học đạo chỉ là để được làm quan. ư Khổng Tử qua câu nói này hoàn toàn không phải là sự chấp nhận nghèo khổ miễn là sống hợp đạo đức. (Cần hiểu chữ đạo của Khổng Tử đồng nghĩa với nghề, nghĩa là học thi, thư, lễ, nhạc cho thạo để ra làm quan chứ không phải là đạo đức như ta hiểu). Chính Khổng Tử cũng rất ham phú quí, ông từng nói phú quí mà cầu được th́ dù phải làm kẻ cầm roi đánh xe ngựa ta cũng nhận (phú quí nhi khả cầu dă, tuy chấp tiên chi sĩ, ngô diệc vi chi). Khổng Tử lương thiện nhưng không phải v́ thế mà ông đề cao sự nghèo khổ. Ông đă đi khắp nơi cầu được làm quan, có lúc sẵn sàng làm gia nhân cho những kẻ giàu có phản trắc. Nhân sinh quan của ông rất thực dụng: cầu ích lợi cho ḿnh và sống lương thiện. Đó là một nhân sinh quan rất khiêm tốn về mặt đạo đức.
Từ đời nhà Hán, luân lư của Khổng Giáo bị bóp méo đi để biến thành một thứ luân lư nông nghiệp lạc hậu. Lưu Bang, tức Hán Cao Tổ, sau khi diệt được Tần và Sở, thống nhất thiên hạ, nhận định rằng mối nguy cho ḍng họ ḿnh là những kẻ giàu có và gan dạ. Ông bèn xóa bỏ thương nghiệp và chỉ giữ lại nông nghiệp. Việc phân chia xă hội ra bốn giai cấp sĩ, nông, công, thương bắt đầu từ đó. Nếu chỉ xét về mục đích duy tŕ quyền hành th́ nhà Hán hoàn toàn có lư. Nghe nông chân lấm lấy bùn, được mùa th́ no, mất mùa th́ đói, không thể nào giàu lớn được, gia tài chỉ là ruộng đất, có bao nhiêu triều đ́nh thấy rơ hết. Vả lại, người nông dân ở yên một chỗ, kiến thức hạn hẹp mà đởm lược cũng không có bao nhiêu. Trái lại, người buôn bán giao du nhiều, hiểu biết rộng răi, lại quen đương đầu với rủi ro thành ra gan dạ (có gan làm giàu). Nghề buôn bán lại dẽ phát đạt, có thể đưa tới những tài sản rất lớn, kín đáo và dễ di chuyển. Những thương nhân giàu có này lại không làm quan ăn lộc vua và do đó không mang ơn vua như lớp nho sĩ, họ có thể là những đe dọa lớn cho các vua chúa. Chính v́ thế mà nhà Hán dẹp bỏ thương nghiệp, và khi thương nghiệp đă bị xóa bỏ, sự trao đổi hàng hóa không c̣n nữa th́ công nghiệp chỉ c̣n là một nghề phụ của nghề nông, làm ra những nhu yếu phẩm cho xóm làng mà thôi. Dưới đời nhà Hán, thương nhân không những bị trù dập thô bạo mà c̣n bị miệt thị như những kẻ xấu xa, đáng khinh bỉ.
Các triều đại về sau có lúc nới lỏng cho thương nghiệp đôi chút nhưng rời lại xiết lại ngay. Triều đại nào cũng coi thương nghiệp là mối nguy và đều ra sức trù dập và miệt thị. Cuối cùng với thời gian một giá trị mới đă được thêm vào Khổng Giáo, đó là tâm lư khinh bỉ nghe buôn bán. Phải công b́nh mà nói, tâm lư này hoàn toàn không có trong đầu óc Khổng Tử. Cả Khổng Tử lẫn các môn đệ của ông đầu không bao giờ bài xích thương nghiệp, cũng như Marx không bao giờ tưởng tượng có việc kiểm duyệt báo chí hay những chiến dịch tẩy năo, những trại tù cải tạo tư tưởng của các chế độ cộng sản sau này.
Thương nghiệp là động cơ tiến hóa của mọi xă hội. Nó vừa là sự chấp nhận rủi ro cho đổi mới vừa là sự giao lưu của người, của kiến thức, ư kiến và sáng kiến. Nó cũng là sự giàu có. Thương nghiệp đối với xă hội cũng như máu đối với cơ thề, nó là yếu tố tối cần thiết cho mọi sinh hoạt khác, dù là nông nghiệp, cộng nghiệp hay văn hóa xă hội. Có thương nghiệp mới có tiến bộ. Không có thương nghiệp th́ xă hội tê liệt và dẫm chân tại chỗ, kể cả về vật chất lấn tinh thần, là lẽ tự nhiên. Trong những yếu tố độc hại của Khổng Giáo, yếu tố độc hại nhất trên hẳn mọi yếu tố khác chính là sự thù ghét thương nghiệp, mà về việc này th́ Khổng Tử hoàn toàn vô can. Nó là một phát minh của Hán Nho và được duy tŕ v́ cần thiết cho sự ồn vững của các chế độ quân chủ chuyên chế. Không phải là một sự t́nh cờ mà các tiến bộ lớn của nhân loại đă phát sinh từ các thị trấn buôn bán và tư tưởng dân chủ cũng như các chế độ dân chủ đầu tiên đă nảy sinh từ đó. Cũng không phải là một sự t́nh cờ mà Hoa Kỳ, một quốc gia tạp chủng, khởi hành từ số không những có mẫu số chung là business, đá mau chóng trở thành siêu cường số một của thế giới.
Như đă nói, Việt nam vừa h́nh thành th́ đă tiếp thu Khổng Giáo từ đời nhà Hán, nghĩa là khi Khổng học đă bị tồi tệ hóa do sự thêm vào nhiều yếu tố độc hại, trong đó độc hại nhất là tâm lư thù ghét thương nghiệp. Suốt ḍng lịch sử, chúng ta đă chỉ biết có tâm lư này, không như người Trung Hoa ít ra đă có một thời Xuân Thu Chiến Quốc trong đó cả một rừng hoa tư tưởng nở rộ và thương nghiệp phát triển mạnh. Chính v́ thế mà văn hóa của ta thấp kém hơn văn hóa Trung Quốc. Chính v́ thế mà chúng ta dở về buôn bán hơn tất cả mọi quốc gia có cùng một chiều dài lịch sử.
Như một người mù ḷa quen với bóng tối, Việt nam cũng như Trung Quốc, nhưng hơn cả trung Quốc, đă thích nghi với sự nghèo khổ và t́m an ủi ngay trong sự nghèo khổ. An bần lạc đạo là một triết lư và một thứ thuốc an thần ru ngủ trí tuệ ta. Đáng lẽ chỉ nên coi sự nghèo khổ là một t́nh trạng đáng buồn cần chấm dứt, chúng ta coi nó như một sự vinh quang. Đáng lẽ chỉ nên coi người nghèo là những người không may cần được giúp đỡ, ta lại coi họ là những người trong sạch đáng tôn vinh. Tâm lư này lại là tâm lư của kẻ sĩ, nghĩa là thành phần tinh nhuệ nhất, hiểu biết nhất.
Nếu thù ghét thương mại là di sản độc hại nhất của Khổng Giáo th́ nó cũng là di sản nặng nề nhất của người Việt, ngay trong lúc này.
Thế hệ của tôi, những người vào đại học trong thập niên 1960, hoàn toàn bị tâm lư trọng sĩ khinh thương chế ngự. Ước mơ của chúng tôi chỉ là đậu cử nhân, tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư để được làm giáo sư giám đốc. Cha mẹ chúng tôi cũng chúc tụng và mơ ước cho chúng tôi tương lai đó. Tâm lư của chúng tôi hoàn toàn là tâm lư kẻ sĩ, nghĩa là tâm lư làm quan hoặc làm công ăn lương, dù chúng tôi chẳng hề học Tứ Thư, Ngũ Kinh bao giờ. Cái tâm lư đó, chúng tôi đă tiếp thu từ sinh hoạt gia đ́nh và xă hội. Và chúng tôi cũng đă được giáo dục ngay tại trường học theo tâm lư đó. Nhưng mẫu người mà chúng tôi được khuyến khích dề noi gương chỉ là những danh tướng, danh thần, những nhà nho liêm chính, những nhà thơ, nhà văn, hoàn toàn không có một doanh nhân nào. Ngay cả những danh nhân ngoại quốc chúng tôi biết đến cũng chỉ là những ông vua, ông tướng, hay các nhà bác học, các nhà chính trị và các nhà văn lớn chứ hoàn toàn không có một doanh nhân nào. Doanh nhân là một giống người không ra ǵ. Chúng tôi đă lớn lên với một hệ thống giá trị như thế. Chúng tôi được đào tạo để làm những con người sống ngoài lề xă hội hay, nếu may mắn hơn, sống trên xă hội chứ không hội nhập và sống trong xă hội. ở vào thế hệ của tôi, và một phần nào đó ngay bây giờ tại Việt nam, học hết tú tài là đă thuộc thành phần tinh nhuệ của xă hội. Tôi may mắn thuộc vào thành phần tinh nhuệ nhất của thành phần tinh nhuệ đó. Bạn bè quen biết của tôi có vài trăm người được đi du học tại châu Âu, Hoa Kỳ, úc, New Zealand và Nhật. Tất cả đều thông minh tuấn tú, tất cả đều đă thành công theo tiêu chuẩn Việt nam, nghĩa là ngày nay chúng tôi đều có văn pḥng luật sư, pḥng mạch bác sĩ, nha sĩ, làm giáo sư hay kỹ sư, với một cuộc sống tương đối thoải mái, nhưng doanh nhân th́ chỉ có một vài người. Một số kỹ sư, chuyên viên nay đă ngoài năm mươi tuổi, lương quá cao so với yêu cầu của xí nghiệp đang ḥi hộp lo âu bị cho nghỉ việc, có những người đă mất việc. Nếu khối sinh lực và trí tuệ đó được dồn vào kinh doanh th́ đất nước đă khá hơn biết bao nhiêu, và ngay cả cuộc sống của mỗi chúng tôi cũng khá hơn nhiều. Hơn nữa nghề làm công, hay nghề cá nhân, đă không cho chúng tôi những cơ hội để tiếp xúc và học hỏi, cũng không đặt chúng tôi trước những trách nhiệm quan trọng; kết quả là giờ đây, vào giai đoạn gần chót của sự nghiệp, chúng tôi không những chỉ b́nh thường về vật chất mà c̣n kém cỏi cả trong tầm vóc và sự hiểu biết.
Thế hệ chúng tôi đă thừa hưởng một hệ thống giá trị độc hại và đă truyền lại nọc độc cho thế hệ sau. Tôi chưa nhận thấy một chuyển biến tâm lư đáng kể nào trong giới trẻ Việt nam. Phần lớn các con cháu của các bạn tôi đều hướng về những ngành học thuần túy kư thuật, và khi họ có học về doanh thương th́ cũng chỉ với tâm lư công nhân mà thôi. Tôi tiếp xúc với nhiều thanh niên và lúc nào cũng hỏi họ dự định thế nào cho tương lai, họ sẽ làm ǵ ở tuổi bốn mươi. Cho tới nay những câu trả lời của họ cũng không khác bao nhiêu so với thế hệ chúng tôi. Việt nam vẫn c̣n chờ đợi một chuyển biến tâm lư lớn, dù đă trải qua nhiều xáo trộn khốc liệt. Đó là tôi chỉ gặp một thành phần thanh niên may mắn có cơ hội để tiếp xúc với thế giới tiến bộ bên ngoài, những người lớn lên tại hải ngoại, hoặc những thành phần ưu tú được gởi ra nước ngoài làm nghiên cứu sinh hay thực tập sinh. Những thanh niên ở Việt nam sang c̣n cho tôi hay tâm lư của thanh niên trong nước c̣n tŕ trệ hơn họ về mặt kinh doanh. T́nh trạng này cho thấy ảnh hưởng của một nền văn hóa dai dẳng tới mức nào.
Chúng ta vẫn c̣n là những đứa con tinh thần của Khổng Giáo Việt nam một thứ Khổng Giáo đặc biệt tăm tối. Cái văn hóa Khổng Giáo đó đă làm thui chột cả một dân tộc. Nó khiến chúng ta dị ứng thương nghiệp đă đành, nhưng nó cũng gây ra một mặc cảm thấp kém ngay cả trong một số hiếm hoi dám kinh doanh buôn bán. Một người Việt nam hănh diện với một đứa con tốt nghiệp đại học và lănh lương vừa đủ sống hơn là một đứa con bán phở với lợi tức gấp bốn, năm lần. Một thương gia giàu có cũng thích gả con gái cho một tiến sĩ hơn là một thương gia trẻ, và cũng rất hài ḷng nếu tất cả các con ḿnh trở thành bác sĩ, kỹ sư và bỏ nghề buôn. Họ không thể trở thành những thương gia lớn được bởi v́ họ không hănh diện về nghề nghiệp của họ, và họ không hănh diện về nghề nghiệp của họ v́ thành phần xă hội của họ bị khinh khi. Ngôn ngữ Việt nam không thiếu những danh từ thóa mạ đối với người buôn bán: tên lái buôn, bọn con buôn, bọn hàng tôm hàng cá, v.v:.. Sự khinh bị này đưa tới một hậu quả thực sự là những người buôn bán nhỏ bị co cụm lại thành những nhóm cô lập, hờn giận với phần c̣n lại của xă hội, rồi cũng mất đi sự tự trọng và cư xử một cách rất thô lỗ trái ngược với tinh thần phải có của thương nghiệp. Kết quả là cả nghề buôn bán lẫn việc buôn bán đều không vươn lên được.
Văn hóa Khổng Giáo Việt nam tạo ra những thành kiến rất sai lầm và bất công đối với các thương gia. Sau khi đậu xong tú tài I tôi được một thương gia giàu có mướn dạy kèm cô con gái vừa lên đệ tứ, tức lớp 9 bây giờ. Những thành kiến sai lầm đă khiến tôi h́nh dung ông ta là một con người vô học chỉ sống v́ đồng tiền, và chắc là giả dối và gian lận. Tôi khám phá ra ḿnh ngu dốt. Hai ông bà vất vả suốt ngày, họ chỉ về nhà vào khoảng 9, 10 giờ tối. Họ bặt thiệp, hiền lành và rất hiểu biết. Tôi nhận ra bà ấy thông minh hơn hẳn các bà mẹ Việt nam khác và ông ấy có kiến thức cao hơn và rộng hơn hẳn những giáo sư của tôi. Ông bà ấy h́nh như chưa học hết bậc trung học, nhưng họ đă đạt tới tŕnh độ hiểu biết cao nhờ học hỏi trong cuộc sóng, bằng sự giao tiếp trong xă hội và bằng suy tư cá nhân. Cuộc gặp gỡ kéo dài hơn một năm này đă là một may mắn lớn cho tôi. Tôi được một số tiền thù lao khá lớn, đủ sống cho ḿnh mà c̣n giúp đỡ được cả gia đ́nh; nhưng tôi c̣n được cả một sự tỉnh ngộ.
Sau khi đi du học về, tôi làm tại Ngân Hàng Việt nam Thương Tín rồi sang Bộ Kinh Tế và lại có dịp gặp gỡ nhiều doanh nhân khác. Ngay khi về Việt nam tôi đă được nghe nhiều huyền thoại về các doanh nhân người Hoa, những Lư Long Thân, Huỳnh Trù, Trần Thành, Trương Đông Lương, v.v... Họ được mô tả là những người giàu sụ, có biệt tài làm ra tiền mặc dầu dốt nát tới độ kư tên ḿnh c̣n run tay. Sự hiểu ngầm ở đàng sau là họ giàu có nhờ khôn vạt, láu cá, mánh mung.
Điều đáng để ư là thành kiến không tốt đối với các doanh nhân gốc Hoa này không phải chỉ có trong dân chúng và báo chí, mà c̣n hiện diện ngay cả trong giới chuyên viên tài chánh, đáng lẽ ra phải được giác ngộ về kinh doanh. Hoàn cảnh đă cho tôi cơ hội gặp gỡ với những người này, và tôi nhận ra họ là nhưng con người rất thông minh và ngay thẳng. Không những thế, họ c̣n có kiến thức rộng răi về những vấn đề chính trị, văn hóa và xă hội. Trong buổi lễ khánh thanh một nhà máy cán sắt mới của công ty Vicasa, Lư Long Thân, chủ tịch công ty, sắp xếp để tôi ngồi ngay bên cạnh ông, buổi tiệc đă kéo dài hơn thường lệ v́ sau cà phê Lư Long Thân c̣n tṛ chuyện với tôi hơn hai giờ nữa. Lư Long Thân không cần ǵ tôi cả, ông ấy chỉ nói chuyện v́ gặp người hợp ư mà thôi. Ông ấy kể cho tôi những cuộc gặp gỡ và nhưng câu chuyện giữa ông ấy với các cấp lănh đạo Việt nam Cộng Ḥa và đặc biệt là buổi gặp gỡ một tuần trước đó với đại sứ Mỹ Graham Martin. Lư Long Thân hiểu biết nguy cơ đối với Việt nam Cộng Ḥa hơn là các cấp lănh đạo Việt nam mà tôi thường gặp. Nếu Nguyễn Văn Thiệu thực sự dùng Lư Long Thân làm cố vấn như nhiều lời đồn đại th́ có thể Việt nam Cộng Ḥa đă may mắn hơn.
Tâm lư bài bác thương nghiệp và tôn vinh sự thanh bạch tạo ra cho người Việt nam một quan hệ bệnh hoạn và tội lỗi đối với tiền bạc. Chúng ta đều biết quyền lực của đồng tiền, câu tục ngữ có tiền mua tiên cũng được không phải mới có. Hai chữ nói lái đầu tiên là tiền đâu cũng không mới. Chúng ta đều cần tiền và muốn có tiền nhưng chúng ta không đám công khai kiếm tiền, chúng ta được giáo dục để coi kiếm tiền như là một sự vẩn đục và chúng ta cố làm ra vẻ khinh thường sự giàu có và hănh diện với cảnh thanh bần. Chúng ta muốn mà không dám, chúng ta ao ước và giấu giếm như một tiểu thư con nhà gia giáo bề ngoài đề cao tiết hạnh dù trong pḥng vắng nhiều đêm cũng trằn trọc mơ ước những giây phút hoan lạc của một cô gái phá lệ. Cả một xă hội sống trong sự giả dối. Tâm lư này tạo ra cả một truyền thống tham nhũng. Thành phần tinh nhuệ đua nhau đi làm quan thay v́ làm giàu. Mặt khác, các ông quan thời xưa và các quan chức nhà nước ngày nay không thể sống với đồng lương chật hẹp cho nên phải dựa vào quà cáp, hay phải nhắm mắt để các bà vợ ăn tiền thay ḿnh để giữ được một mức sống đàng hoàng. (H́nh như ngày nay đă tiến bộ hơn, các quan chức thẳng thắn đ̣i tiền hối lộ chứ không cần qua một trung gian nào cả). Chống tham nhũng ở Việt nam rất khó v́ chúng ta có cả một văn hóa tham nhũng do truyền thống để lại.
Văn hóa thanh bần của Khổng Giáo cũng đă đem lại cho chúng ta những tai họa về chính trị. Ông Hồ Chí Minh và ông Ngô Đ́nh Diệm đều được kính trọng v́ họ tỏ ra là những người thanh liêm. Họ không có vợ, và điều đó h́nh như kéo theo hệ luận là họ trong sạch, thanh liêm. Họ được tín nhiệm về đức chứ không phải v́ tài và thực sự cả hai đều không có khả năng, cả hai đều thiếu bản lĩnh, đều không nh́n thấy những vấn đề và những giải pháp cho đất nước, nhưng họ đă được văn hóa và tâm lư Việt nam đặt vào vị trí quyết định vận mệnh của đất nước trong một giai đoạn trọng đại. Ông Hồ Chí Minh được tôn sùng hơn ông Ngô Đ́nh Diệm v́ đóng kịch khéo hơn, ông xuất hiện như một nhà nho khổ hạnh, sống suốt đời và tất cả cho dân tộc, trong khi thực ra ông là một người ham thụ hưởng hơn hắn mức trung b́nh. Cả hai ông, dù đă được ngoại bang nâng đỡ hay đặt để, cũng đă là sản phầm của văn hóa Khổng Giáo. Hai ông không chiếm độc quyền sân khấu chính trị Việt nam nhưng là những nhân vật tiêu biểu nhất. Những người lănh đạo chính trị khác, khi không hoàn toàn do ngoại bang chọn lựa, cũng giành được địa vị v́ những lư do thuần túy thuộc đức . Họ được tiếng là những người, hoặc thanh liêm, hoặc can trường, hoặc có công v́ đă vào tù ra khám, chứ hoàn toàn không phải v́ họ được nh́n nhận là có khả năng làm cho đất nước giàu có hơn. Kết quả: bốn triệu người chết và một GDP 300 đô la mỗi năm cho mỗi đầu người.
Văn hóa Khổng Giáo c̣n để lại cho chúng ta một di sản khác là sự vô lễ quá đáng. Mới đây tôi được đọc trên một tờ báo trong nước một bài của nhà văn Trần Mạnh Hảo đả kích một nhà văn khác vừa được giải thưởng văn học. Trước đây tôi đă được biết đến Trần Mạnh Hảo qua tác phẩm Ly Thân và có cảm t́nh với ông. Sau này tôi lại được nghe những dư luận không tốt về tư cách của ông từ những người mà tôi kính trọng về kiến thức và nhân cách. Tôi vẫn c̣n phân vân và bài báo của Trần Mạnh Hảo một phần nào đă giải tỏa cho tôi sự phân vân đó. Trần Mạnh Hảo đả kích đoạn của tác phẩm thuật lại chuyện vua Hàm Nghi bị Pháp bắt. Trần Mạnh Hảo hoàn toàn không dựa vào một tài liệu nào cả, nhưng cảm thấy có thể thẳng thắn bác bỏ chuyện của tác giả kia. Tại sao? Chỉ giản dị là tại cách xưng hô. Tác phẩm kia thuật lại những lời đối đáp của viên công sứ Pháp gọi vua Hàm Nghi là ngài, là nhà vua, v.v... Như thế là đủ để Trần Mạnh Hảo quả quyết là tác giả đó đă bịa đặt trắng trợn bởi v́ có khi nào một người chiến thắng lại nói với một tù nhân với lời lẽ cung kính như vậy. Trần Mạnh Hảo không hiểu rằng đó là cách đối xử rất tự nhiên và rất b́nh thường của người phương Tây, bởi v́ Trần Mạnh Hảo thuộc văn hóa Việt-Trung, trong đó sự lỗ măng là một thông lệ. Những ai đọc truyện Tàu và truyện đă sử Việt nam đều đă quá quen với ngôn ngữ xỉ vả và thóa mạ kẻ thù, nhất là kẻ thù sa cơ thất thế (trong các truyện Tàu tôi chỉ thấy thời Tam Quốc có Tào Tháo và Tôn Quyền là đôi khi đối đáp nhă nhặn với người chiến bại). Một chi tiết khác trong bài của Trần Mạnh Hảo là lời lẽ của nó rất gay gắt. Đó cũng là đặc tính chung của phần lớn những bài tranh luận giữa người Việt nam thuộc mọi thế hệ. H́nh như chúng ta cảm thấy có bồn phận phải nổi giận khi không đáng.
Nhưng sự lỗ măng không phải là một nét đặc trưng của riêng văn hóa Khổng Mạnh, mà là của mọi nền văn hóa trong đó thương mại thiếu vắng. Thương mại khiến người ta gặp gỡ nhiều, tiếp xúc rộng và trở thành lịch sự. Thương mại cũng bắt buộc người ta t́m lời lẽ trang nhă để thuyết phục khách hàng. Thương mại cũng bắt buộc người ta t́m hiểu khách hàng, đặt ḿnh vào địa vị khách hàng để cố khám phá khách hàng muốn ǵ và sau đó để chinh phục cảm t́nh của khách, để khách mua hàng hóa hay dịch vụ cần dùng nơi ḿnh thay v́ nơi một nhà cũng cấp khác. Những người có chút kinh nghiệm về thương mại đều hiểu rằng muốn như thế th́ chỉ có một cách là phải rất lương thiện, rất lễ độ và quí mến khách hàng một cách thực sự. Cảm t́nh và khả tín là hai vốn quí nhất của một doanh nhân. Thiếu hai đức tính đó th́ tốt hơn hết là đừng đi vào thương nghiệp, cùng lắm chỉ thành công nhỏ và tạm bợ mà thôi. Chính v́ thế mà các dân tộc buôn bán cũng là những dân tộc khả ái nhất.
Đọc một số bài phê phán văn hóa Khổng Giáo của tôi một số thân hữu thường bày tỏ sự lo ngại là nếu không c̣n Khổng Giáo liệu chúng ta có mất luôn các lễ giáo cỗ truyền của ḿnh không? Xin các bạn yên tâm. Trước hết, chỉ 10 các bạn không bỏ được sớm thôi, từ giă một nền văn hóa khó lắm. Sau đó, chúng ta sẽ lễ độ hơn chứ không mất lễ độ đâu. Một cách không chủ ư nhưng có thực, văn hóa Khổng Giáo, v́ loại bỏ thương mại, đă khiến con người trở nên vô lễ. Có những thân hữu khác lại biện luận rằng không nên bài xích Khổng Giáo v́ chính nhờ Khổng Giáo mà Việt nam và Trung Quốc đă được ổn định trong hơn hai ngàn năm. Nhưng ổn định nào? ổn định trong sự dậm chân tại chỗ, trong sự nghèo khổ, ḱm kẹp và thua kém, có phải là một ổn định đáng mong muốn không? Chúng ta đă là chúng ta ngày hôm nay chính v́ chúng ta đă là nạn nhân của sự ổn định đó. Mà thực ra có ổn định ǵ đâu. Lịch sử Trung Hoa và Việt nam, nhất là Việt nam trong hai mươi thế kỷ Khổng Giáo cho đến thế kỷ 19 đă đấm máu hơn lịch sử của mọi dân tộc khác, với đàn áp thường trực và nỗi loạn triền miên, khi không có chiến tranh với ngoại bang. Các bạn thử đọc lại thật kỹ lịch sử nước ta xem trước khi người Pháp đến, chúng ta có bao nhiêu năm chiến tranh? Các bạn sẽ khám phá ra con số thật kinh khủng và các bạn cũng sẽ thấy rằng con số những năm chiến đấu chống ngoại xâm chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Văn hóa Khổng Giáo do tính bất dung và vô nhân đạo của nó đặt xă hội trong t́nh thế thù địch thường trực. Cái mà chúng ta gọi là sự ổn định thực ra chỉ là sự tŕ trệ.
Truyền thống nào cũng có sức mạnh quán tính của nó.
Truyền thống càng dài quán lực càng cao. Không có ǵ đáng ngạc nhiên nếu khi phải từ giă một tập quán chúng ta cảm thấy một mất mát lớn, bởi v́ các lập quán nằm trong vô thức của chúng ta và gắn bó với cơ thể của chúng ta. Sự nghèo khổ không phải chỉ là một t́nh trang mà là cả một hệ thống có cả đạo đức, triết lư, sự thỏa măn và niềm hănh diện của nó. Thoát ra khỏi sự nghèo khổ không phải là dễ bởi v́ chính những người nghèo cảm thấy nếp sống của họ là đúng đắn, không có ǵ phải thay đổi. Cũng thế, những lập quán tệ hại đến đâu vẫn có cái tiện nghi gớm ghiếc, nhưng có thực, của chúng. Những người chống đối hủ tục bó chân phụ nữ của Trung Hoa không ai khác hơn là chính các phụ nữ Trung Hoa. Nhưng người lúc ban đầu phản đối mạnh nhất chiếc áo dài duyên đáng hiện nay của phụ nữ Việt nam không ai khác hơn là chính các phụ nữ Việt nam. Cũng những phụ nữ Việt nam và Trung Hoa khả kính đă bảo vệ một cách nồng nhiệt nhất tam ṭng, tứ đức - và chữ, trinh gớm ghiếc - đă đầy đọa họ trong hàng chục thế kỷ.
Đọc lịch sử Việt nam, có một trang mà chúng ta không thể đọc mà không nhỏ lệ. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta đă có hàng chục ngàn người dân rất b́nh thường, chọn lựa đi tới trước đao phủ thay v́ từ bỏ ḷng tin của ḿnh. Đó là những người Công Giáo dầu tiên của Việt nam, nạn nhân của chính sách cấm đạo dưới triều Nguyễn. Dù chia sẻ hay không tin tín ngưỡng của họ, mọi người Việt nam đều có thể hănh diện về sự dũng cảm đó. Đối đầu với họ, những người hưởng ứng chính sách cấm đạo và xả thân đi đánh các họ đạo là ai? Đó là những người Văn Thân, Cần Vương, những người cũng đáng quí nhất của dân tộc, nghĩ rằng ḿnh đang hy sinh bảo vệ đất nước của cha ông chống lại một cuộc xâm lăng mới và một tà thuyết mới. Nếu chúng ta, thay v́ là một xă hội nông nghiệp khép kín, là một dân tộc có truyền thống thương mại và trao đổi th́ phản ứng của chúng ta chắc chắn sẽ không như thế.
Điều mà chúng ta đang cần là một sự mạnh bạo đoạn tuyệt với một tâm lư lỗi thời và dám đổi mới, dám từ bỏ đường xưa lối cũ, dám muốn đi tới những chân trời mới, t́m những thành công thật lớn. Các bạn có thể hỏi tôi, nói lung bung như vậy có ích lợi ǵ không, có đề nghị cụ thể ǵ không? Có một đề nghị nhỏ rất dễ làm, mà nếu các bạn cùng làm tôi bảo đảm là chỉ trong ṿng một thế hệ đất nước sẽ rất khá. Đề nghị đó như thế này: khi một đứa trẻ ra chào đời các bạn hăy hôn và chúc nó: Con sẽ là doanh nhân, con nhé?.