Mặt thật của ai ?

 

Ông Bùi Tín sinh ra trong một gia đ́nh Nho Giáo truyền thống. Thân sinh ông là Bùi Bằng Đoàn, làm thượng thư (bộ trưởng) trong triều đ́nh Huế. Cách mạng tháng 8 bùng ra lúc cậu Bùi Đường ấm, sau này đổi tên là Bùi Tín, mới vừa 19 tuổi. Ông Bùi Bằng Đoàn, nổi tiếng thanh liêm và học giỏi, trở thành chủ tịch quốc hội đầu tiên của chế độ Việt nam Dân Chủ Cộng Ḥa, một chức vụ hữu danh vô thực. Ông Bùi Bằng Đoàn chỉ ở đó để đem lại cho chính phủ Hồ Chí Minh một bộ mặt tri thức và đoàn kết dân tộc. Ông Bùi Bằng Đoàn tham gia chính quyền Việt Minh v́ sợ hơn là v́ nhiệt t́nh. Ông Phạm Quỳnh, thủ tướng Nam Triều, đă bị giết, như nhiều quan chức triều đ́nh Huế khác.
Nhưng nếu ông Bùi Bằng Đoàn chỉ theo Việt Minh v́ sợ th́ cậu ấm Bùi Tín lại theo v́ lư tưởng. Cậu hăng say theo cách mạng mùa thu, đi bộ đội, tham dự nhiều trận đánh, từng bị thương và sau cùng được sử dụng ngay trong sở trưởng của cậu, nghề viết báo. Bùi Tín trở thành đại tá phó tổng biên tập tờ Nhân Dân, cơ quan trung ương của đảng cộng sản Việt nam. Chức vụ này rất lớn, bởi v́ tuyên truyền là công tác trọng yếu hàng đầu của chính quyền cộng sản.
Tờ Nhân Dân quan trọng hơn nhiều so với một bộ, nó được tổ chức như một chính phủ trong một chính phủ, với tất cả các ban tương ứng với các bộ: ban quốc pḥng, ban quốc tế, ban nông nghiệp, ban công nghiệp, ban văn hóa, xă hội, v. v... Vị thế của Bùi Tín cao hơn một thứ trưởng, vai tṛ của ông đặc biệt quan trọng. Bùi Tín là thành viên của phái đoàn cộng sản trong hội nghị bốn bên tại Tân Sơn Nhất. Do một sự t́nh cờ Bùi Tín cũng là người đại diện cho phe cộng sản nhận sự đầu hàng của tướng Dương Văn Minh sáng ngày 30-4- 1975.
Nhưng năm 1990, trong một chuyến công du sang Pháp Bùi Tín lấy quyết định xin tị nạn chính trị. Từ đó Bùi Tín đă viết rất nhiều bài báo, trả lời nhiều cuộc phỏng vấn, tố giác chế độ cộng sản và vận động cho dân chủ đa nguyên. Bùi Tín cũng viết một số sách thuật lại những ǵ mà ông đă thấy trong một cương vị đặc biệt thuận lợi để quan sát chế độ cộng sản từ bên trong.
Trong cuốn Mặt Thật, cuốn sách gây sôi nổi nhất của ông, Bùi Tín mô tả chiến dịch cải cách ruộng đất được chính phủ Hồ Chí Minh phát động năm 1955, trong đó hàng ngàn, hàng vạn người bị giết oan.
Bùi Tín kể:
Các cố vấn Trung Quốc ngồi ưỡn bụng ra, để chân lên bàn uống rượu Mao Dài, vừa nhổ nước bọt ồn ào, vừa dạy dỗ các học tṛ dễ bảo Trường Chinh (tổng bí thư đảng cộng sản), Hoàng Quốc Việt (ủy viên bộ chính trị, sau đó là chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc), v v. Về cải cách điền địa. Họ ra lệnh giết bà Nguyễn Thị Năm, người đă từng ủng hộ Việt Minh từ năm 1937, đă từng che chở và nuôi dưỡng chính các ông Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt và có con đang làm chính ủy trung đoàn. Ông Hồ Chí Minh được tin la lên là không thể giết một phụ nữ, một ân nhân cách mạng, một người mẹ của một anh hùng quân đội. Nhưng các cố vấn Trung Quốc bảo là đă quá trễ, mọi việc đă chuẩn bị xong. Ông Hồ Chí Minh im mồm, và bà Năm bị bắn.
Phong cách của ông Ho Chí Minh là thế. C̣n các ông Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt th́ không biết phải gọi là hạng người ǵ. Ông Phạm Văn Đồng thấy các bộ trưởng, thứ trưởng của ḿnh bị vu oan, bị thanh trừng, bị bỏ tù, không dám lên tiếng bênh vực Sau khi nghỉ hưu dù đă ngoài tám mươi tuổi, ông c̣n cố bám lấy hư vị cố vấn để giữ lợi lộc. Ông Lê Đức Thọ là một con người nham hiểm, dùng đủ mọi thủ đoạn nhơ bẩn và độc ác để triệt hạ các đồng chí cũ của ông. Ông Lê Duẩn là một thứ ếch ngồi đáy giếng, vừa thiển cận, vừa lỗ măng, vừa tự cao tự đại.
Các ông tướng Nguyễn Chí Thanh, Chu Huy Mân, Lê Đức Anh, Đoàn Khuê, Lê Khả Phiêu, v.v... đều thiếu văn hóa, nông cạn và cực đoan Riêng ông Nguyễn Chí Thanh th́ c̣n hèn nhát, lúc bị mật thám Pháp bắt đă khai nhiều bí mật gây thiệt hại nặng cho đảng rồi đổ tội cho người đồng chí cùng bị bắt với ḿnh là Đặng Xuân Thiều làm ông này bị trù dập hơn ba mươi năm cho đến lúc về hưu.
C̣n ông Đỗ Mười? ông là thợ sửa khóa, nhận thức chính trị sơ sài và lại mắc bệnh tâm thần, ban đêm leo lên cây bàng ngồi ngất ngư.
Ng̣i bút Bùi Tín mô tả các lănh tụ cộng sản một cách tàn nhẫn. Tàn nhẫn v́ Bùi Tín chỉ kể lại mà không phê phán. Tay nghề bốn mươi năm cầm bút của Bùi Tín là ở chỗ đó. Mặt Thật là một cuốn sách hay, một tài liệu lịch sử thành công về diễn đạt và có giá trị văn học. Một cuốn sách cằn đọc. Tôn Thất Thiện trong một lá thư cho tôi nói rằng đọc xong ông phải kinh phục (kinh không có dấu sắc) tác giả.
Nhưng nếu như vậy th́ phải đặt ra một số câu hỏi. Tại sao những con người như vậy lại có thể khuất phục được cả một dân tộc? Tại sao hàng ngàn, hàng vạn trí thức lỗi lạc đă phục tùng họ một cách ngoan ngoăn, và c̣n hết lời tâng bốc họ, làm biết bao nhiêu người khác tưởng họ là những thần tượng và chạy theo họ? Chính Bùi Tín, tác giả cuốn Mặt Thật, trong bao nhiêu năm làm đại tá - nhà văn - nhà báo cũng đă tô son điểm phấn một cách đắc lực cho cái chế độ mà ngày nay ông muốn lột trần bộ mặt thật. Không lẽ trong cả mấy chục năm trường những trí thức xuất sắc như thế lại không nhận ra thực chất tồi tệ của những người lănh đạo cộng sản? Tại sao họ đă tự lừa dối lương tâm ḿnh và đóng góp lường gạt cả một dân tộc?
Người trí thức cộng sản không thể trả lời được những câu hỏi gay gắt đó, nhưng họ có thể hỏi ngược lại những người chất vấn họ những câu hỏi không kém nhức nhối. Bởi v́ đa số - dù không phải là tất cả những trí thức không cộng sản cũng đă phục tùng những công cụ chẳng ra ǵ của ngoại bang. Những trí thức quốc gia cũng đă đem hết tâm huyết hô hào biết bao nhiêu thanh niên bỏ ḿnh cho một lư tưởng dân chủ không hề làm bận tâm ông Diệm, ông Nhu, hay cho một chính nghĩa quốc gia không hề có trong đầu óc các ông Big Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu. Nhiều trí thức khác đă tự đặt ḿnh ra ngoài lề lịch sử, tự cắt bỏ khỏi số phận đất nước, đào nhiệm và cầu an.
Cuối cùng đất nước như ngày hôm nay, sau tất cả những ǵ đă xảy ra. Vai tṛ của người trí thức Việt nam - cộng sản và không cộng sản - thật là bẽ bàng. Công b́nh mà nói cũng có những trí thức Việt nam không làm tay sai cho một bè lũ hay một chế độ gian trá nào mà vẫn phấn đấu, vẫn cố hiện diện trong cuộc vận hành của lịch sử. Nhưng họ đă thất bại. Trí thức Việt nam đă thất bại hoàn toàn. Đỗ lỗi cho nhau, luận tội nhau chỉ là để xem ai tồi hơn ai, có ích lợi ǵ? Hơn nữa, lên án và kết tội nhau c̣n sai v́ nói chung trí thức Việt nam lương thiện, yêu nước và cũng đă hy sinh nhiều. Có một cái ǵ đó vượt khỏi lô-gích b́nh thường mà ta cần nhận diện để đừng buộc tội lẫn nhau một cách bất công và vô ích. Có lẽ chúng ta phải t́m giải thích cho sự phá sản này trong lư lịch và trong gia phả của người trí thức Việt nam chúng ta.
Trí thức Việt nam ngày nay là hậu thân của giai cấp sĩ phu ngày trước. Mối liên hệ phụ-tử vẫn c̣n rất thắm thiết. Kẻ sĩ vẫn c̣n là mẫu mực của rất nhiều trí thức Việt nam. Ngày nay người ta vẫn c̣n tự hào là có tư cách của kẻ sĩ, người ta vẫn c̣n khen nhau là có thái độ của kẻ sĩ.
Nhưng kẻ sĩ là ǵ nếu không phải là một mẫu người tồi hèn, vong thân?
Chúng ta vẫn c̣n là kẻ sĩ, và v́ thế vẫn c̣n mang cái tật nguyền này của kẻ sĩ. Vấn đề là như thế. Người ta có thể hấp thụ mau chóng những kiến thức và những kỹ thuật mới, nhưng từ bỏ một tập quán và một tâm tính đă được nhào nặn qua nhiều thế hệ, đă ăn rễ vào con người và đă biến thành một bản năng, là một điều khó gấp nhiều lần. Hăy thử lấy một thí dụ về trọng lượng của tập quán.
- Tại sao người Nhật lại lái xe bên tay trái? Họ có bị người Anh đô hộ bao giờ đâu? Lư do chỉ giản dị là các hiệp sĩ Nhật quen đi bên trái các hành lang để có thể nhanh chóng rút gươm bằng tay mặt!
Nho Giáo không tạo ra kẻ sĩ để làm một con người tự do, dễ chịu trách nhiệm trước xă hội và để lănh đạo xă hội mà chỉ tạo ra kẻ sĩ để làm dụng cụ cho một guồng máy và làm thủ hạ cho các vua chúa. Trong suốt ḍng lịch sử, kẻ sĩ Trung Hoa và Việt nam đều chỉ biết sống với số phận tôi tớ. Sĩ là một nghề, nghề đi học và nghề làm quan. Trước sau là nghề qú. Qú trước mặt thày để học với ước vọng thành đạt để được qú trước các vua chúa. Nếu qú là thái độ của kẻ sĩ th́ chờ đợi là triết lư của kẻ sĩ. Thời gian trưởng thành của kẻ si được gọi là thời chưa gặp (lúc vị ngộ hối tàng nói bong tất), gặp một chủ để thờ. Kẻ sĩ không khởi xướng ra một sự nghiệp nào mà chỉ chờ đợi để được làm bày tôi cho một minh chủ nên hậu quả tất nhiên là kẻ sĩ phải chấp nhận luật chơi sẵn có của kẻ đă làm nên sự nghiệp, đem trí tuệ của ḿnh minh họa cho ư của chủ. Và luật chơi của chủ rất khắc nghiệt. Các vua chúa muốn dùng họ th́ dùng, muốn cách chức đuổi đi, muốn căng nọc ra đánh, muốn thiến họ như thiến heo thiến gà, muốn giết họ th́ giết, muốn giết cả nhà họ cũng được, kẻ sĩ cam chịu hết. Thân phận kẻ sĩ chẳng có ǵ vinh, đó chỉ là thân phận của một tôi tớ, một dụng cụ thuộc quyền sử dụng và vứt bỏ tuỳ tiện của các vua chúa. Cái bản chất dụng cụ và tôi tớ ấy ngay cả những kẻ sĩ lỗi lạc nhất cũng không trút bỏ được. Điều kinh ngạc là trong hàng chục thế kỷ kẻ sĩ đă có thể chấp nhận một khuôn mẫu đầy đọa và hạ nhục ḿnh như thế, để rồi cuối cùng sự phục tùng vô điều kiện trở thành một bản năng và một giá trị. Khổng Minh tài ba như thế mà gặp thời nhiễu nhương cũng chỉ biết ngồi trong lều cỏ để chờ một minh chúa.
Nguyễn Trăi là một kẻ sĩ siêu việt cả về văn lẫn vơ, lại có cả chí khí hơn người, Lê Lợi là một phú nông cục mịch. Tại sao lại Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trăi vi thần? Tấn thảm kịch c̣n lớn hơn ở chỗ Lê Lợi không có đủ trí tuệ để viết ra câu đó, chính Nguyễn Trăi đă sáng tác ra câu đó.
Cao Bá Quát là một kẻ sĩ ưu việt và ngang ngược, dám nổi loạn chống lại nhà Nguyễn. Nhưng Cao Bá Quát không lănh dạo cuộc nổi dậy mà chỉ pḥ Lê Duy Cự. Giả thử cuộc nổi dậy thành công th́ cũng chỉ để đưa đến kết quả Lê Duy Cự vi quân, Cao Bá Quát vi thần . Ngay cả khi kẻ sĩ chống lại một ông chủ th́ cũng chỉ để hy vọng được pḥ một ông chủ khác, họ không sinh ra để làm chủ. Cao Bá Quát thất bại, bị chặt đầu và tru di tam tộc. Nguyễn Trăi thành công, để cũng chỉ được cái vinh dự qú gối trước Lê Lợi, rồi cũng bị chặt đầu và tru di tam tộc.
Trong lịch sử Trung Hoa, những kẻ làm nên nghiệp đế vương, dù là Lưu Bang, Hạng Vơ, Lư Thế Dân, Triệu Khuông Dận, Thành Cát Tư Hăn, Chu Nguyễn Chương đều không phải là kẻ sĩ. Họ là hào phú, là các tay anh chị, hay vốn thuộc ḍng dơi bá vương. (Tào Tháo là một ngoại lệ, nhưng Tào Tháo bị kẻ sĩ chối bỏ và lên án là gian thần).
Trong lịch sử Việt nam, những kẻ giành được ngôi vua, dù là Lư Công Uẩn, Trần Thủ Độ, Lê Lợi, Mạc Đăng Dung, Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn ánh đều là quí tộc, vơ tướng hay các tay anh chị chứ không phải là kẻ sĩ. (Hồ Quí Ly là một ngoại lệ, nhưng Hồ Quí Ly hành động như vậy v́ tự coi ḿnh là người Hoa hơn là người Việt nên coi thường nề nếp Việt nam; chiếm được ngôi vua, Hồ Quí Ly đă lập tức đổi tên nước là Đại Ngu theo tên cố quốc của ḿnh).
Một thực tế thê thảm như vậy chứng tỏ khuôn mẫu Khổng Nho đă tha hóa kẻ sĩ tới mức nào. Một thực tế bi thảm khác là tất cả những tiến bộ về tư tưởng của Trung Hoa đă chỉ có trước khi Khổng Giáo được đưa lên hàng một quốc giáo. Hơn hai ngàn năm ngự trị của khuôn mẫu Khổng Giáo đă làm tê liệt hẳn óc sáng tạo. Các hậu quả vẫn c̣n thấy được: nhiều nước châu á, nhờ không chịu ảnh hưởng Khổng Giáo một cách quá nặng nề, ngày nay đă rất phát triển, những người châu á vẫn hầu như vắng mặt trong các giải Nobel, họ vẫn thua xa người phương Tây về óc sáng tạo trong mọi địa hạt.
Trong xă hội Khổng Nho, kẻ sĩ không hội nhập vào xă hội. Lúc hàn vi kẻ sĩ sống qua ngày, đợi cơ hội làm quan. Lúc được làm quan kẻ sĩ trở thành nhưng tay sai không điều kiện cho các vua chúa để thống trị quần chúng. Kẻ sĩ được vua chúa xếp hàng đầu trên nông, công, thương, nhưng thực ra kẻ sĩ bị loại khỏi xă hội. Một điều rất đáng chú ư là trong xă hội ta ngày xưa kẻ sĩ hoàn toàn vắng mặt trong các chức quyền địa phương xuất phát từ dân gian như chánh tổng và lư trưởng, những chức vụ đă có thể là những bàn đạp để tiến lên quyền lực quốc gia. Kẻ sĩ không có hậu thuẫn quần chúng v́ sống ngoài lề xă hội. Kẻ sĩ cũng không có tài sản v́ không biết và cũng không muốn kinh doanh buôn bán, không những thế kẻ sĩ c̣n được giáo dục và nhồi nặn để khinh thường và thù ghét hoạt động kinh doanh, buôn bán. Phi thương bất phú, kẻ sĩ không có độc lập về kinh tế cho nên cũng không có thể có tự chủ về chính trị. Tại sao lại Nguyễn Trăi vi thần? Bởi v́ không muốn vi hành cũng không được. Nguyễn Trăi không có thủ túc và cũng không có tài sản để phất cờ khởi nghĩa. Kẻ sĩ trong khuôn mẫu Khổng Nho là mẫu người lệ thuộc vào vua chúa và cuối cùng chịu ơn vua chúa. Quyền lực quốc gia chỉ truyền tay giữa một bên là các vua chúa và một bên là đám anh hùng áo vải, không người không chịu ơn vua chúa và do đó dám thách thức vua chúa.
T́nh trạng vong thân kéo dài từ đời này sang đời khác đă khiến kẻ sĩ mất hẳn ḷng tự tin. Tuy bề ngoài có khi kẻ sĩ huênh hoang có giang sơn th́ sĩ đă có tên, từ Chu Hán vốn sĩ này là quí (Nguyễn Công Trứ), nhưng trong thâm tâm kẻ sĩ không tin ở ḿnh và cũng không tin ở cả giai cấp sĩ của ḿnh; do đó kẻ sĩ không những không dám có ư định dựng nghiệp mà c̣n không sẵn sàng giúp một kẻ sĩ khác dựng nghiệp. Kẻ sĩ phải làm bầy tôi, nếu từ chối số phận tôi tớ và dám mơ ước làm vua, kẻ sĩ đă vi phạm đạo lư của giai cấp ḿnh và bị lên án là gian thần, thoán nghịch, phản tặc. Nguyễn Hữu Chỉnh coi thường vua Lê chúa Trịnh bất lực và muốn nắm quyền th́ đă sao, mà người ta lên án ông là gian hùng và hả hê khi ông bị bốn ngựa xé xác? Có sử gia nào đủ khách quan để nhận định rằng chính hành động vào Nam liên kết với Tây Sơn của Chỉnh đă mở đầu cho tiến tŕnh thống nhất đất nước?
Luân lư Nho Giáo bắt người có học không được làm chủ mà chỉ được làm tôi cho một ông chủ nào đó, và tệ hơn nữa phải làm tôi suốt đời cho một chủ bởi v́ tôi trung không thờ hai chúa. Kẻ sĩ trong quan niệm Nho Giáo là một kẻ nô lệ chứ không phải là một con người tự do. Do bản năng và địa vị xă hội, kẻ sĩ không dám và không thể, và do đó khiếp phục những kẻ dám và có thể. Bài B́nh Ngô Đại Cáo hùng tráng v́ Nguyễn Trăi viết cho Lê Lợi chứ không viết cho ḿnh, v́ lúc viết Nguyễn Trải đă tự đặt ḿnh vào địa vị của Lê Lợi, tưởng tượng ḿnh là vua (Trẫm đây, núi Lam Sơn dấy nghĩa..., một mảnh nhung y dựng nên nghiệp lớn...). Toi nói nhiều về kẻ sĩ như vậy bởi v́ cái tâm lư kẻ sĩ vẫn c̣n hiện diện rất mạnh trong tiềm thức của chúng ta. Di sản nặng nề nhất là triết lư ở ẩn, tránh hiểm nguy và chờ thời. Tâm lư này ngự trị trong đầu óc hầu hết mọi trí thức Việt nam. Nó cũng ngự trị ngay cả trong đầu óc những người có ư chí nhất dám hoạt động chính trị. ở các vị này nó thể hiện qua lối làm chính trị nhân sĩ. Nhưng người trí thức tự cho là ḿnh có một giá trị nào đó - có khi chỉ là do một sự tự đánh giá ḿnh rất chủ quan - thường không chịu tham gia tạo dựng ra một lực lượng chính trị nào và cũng không lên tiếng bênh vực một lập trường nào, ngay cả khi họ thấy là đúng. Họ chỉ muốn là những nhân sĩ đứng ngoài các tổ chức và các cuộc tranh căi gay go để vừa khỏi tốn công sức vừa khỏi bị cháy. Họ tin rằng một khi họ đă là nhân sĩ th́ dù ai nắm được chính quyền cũng vẫn cần họ. Đó là một tính toán mà họ cho là sáng suốt và quả thực là một chọn lựa sáng suốt khi người ta chỉ có tham vọng làm công cụ. Chính cái thái độ nhân sĩ này, hậu thân của tâm lư kẻ sĩ ngày xưa đă khiến các tổ chức đối lập dân chủ hiện nay không được hưởng ứng và không mạnh lên được trong một giai đoạn đầy thử thách như giai đoạn chúng ta đang sống.
Một di sản khác là sự thiếu quyết tâm. Trí thức Việt nam có nhiều người không thiếu ư kiến nhưng cái quán tính không dám và không thể thừa hưởng từ tâm lư kẻ sĩ do hàng ngàn năm uốn nắn này vẫn c̣n quá manh khiến họ do dự bất quyết, sẵn sàng thỏa hiệp và nhượng bộ trước những giải pháp thô bạo trái ngược với nguyện ước của ḿnh, rồi sau cùng đánh mất chính ḿnh. Nhiều trí thức c̣n thực sự ngưỡng mộ những tay anh chị bởi v́ họ ngưỡng mộ cái liều, cái bạo mà họ không có được. Họ bị hớp hồn trước những người có bản năng mạnh và dám làm, bởi v́ đó là một phần của chính họ mà họ đă mất đi và vẫn tiếc.
Mẫu người kẻ sĩ không phải chỉ c̣n tồn tại mà c̣n đang có cơ được hồi sinh. Các chế độ độc tài tại châu á, trong đó có Trung Quốc và Việt nam, đang dụng tâm thiết lập một thứ Khổng Giáo Mới làm chỗ dựa cho các chế độ độc tài ngày nay, như Khổng Giáo Cũ đă từng làm nền tảng cho các chế độ quân chủ chuyên chế ngày xưa. Một âm mưu tha hóa trí thức mới đang xuất hiện. Và lần này kẻ sĩ có một cái tên gọi mới: chuyên viên. Ngay trong lúc này đang có nhiều trí thức Việt nam chủ trương hăy thôi làm chính trị, tạm chấp nhận chế độ này, hợp tác với nó trên các mặt chuyên môn. Họ hy vọng sẽ dần dần dân chủ hóa được chế độ. Nhưng nếu kẻ sĩ ngày trước trong hơn hai ngàn năm không thay đổi được chế độ quân chủ th́ trí thức chuyên viên ngày nay dù có bản lĩnh hơn và có bối cảnh thuận lợi hơn cũng không thể thay đổi được chế độ độc tài này trong một hai thể hệ, nếu họ chỉ là những chuyên viên.
Hăy coi chừng lịch sử lập lại. Tại sao chủ nghĩa cộng sản bị phủ nhận tại Tây Âu, nơi đă khai sinh ra nó, mà lại thành công tại Trung Hoa, Việt nam và Triều Tiên? Tại sao, ngoại trừ ḥn đảo Cuba nhỏ bé, chế độ cộng sản chỉ tồn tại được trên ba nước này? Lư do chính là v́ chủ nghĩa cộng sản đă xuất hiện hồi đầu thế kỷ này như là một thứ Khổng Giáo Mới. Có ǵ khác giữa Khổng Giáo và chủ nghĩa Mác Lênin? Cũng đặt nền tảng trên bạo lực, cũng độc tài toàn trị, cũng giáo điều, cũng độc tôn, cũng nhân trị nghĩa là cai trị một cách tùy tiện bất chấp luật pháp, cũng bưng bít, cũng cấm đoán tư tưởng, cũng bài xích các tôn giáo, cũng triệt hạ kinh doanh, cùng đề cao sự nghèo khó để cai trị bằng sự nghèo khổ. Cả hai đều là những hệ thống nửa tôn giáo, nửa chính trị. Cả hai đều đưa đến bế tắc và cả hai đều có cùng một biện hộ sau khi đă thất bại: không phải lư thuyết sai mà là áp dụng sai. Chỉ cần lấy Marx và Anghen đạt vào địa vị của Khổng Tử và Mạnh Tử, lấy các cuốn Tư Bản Luận, Lênin Toàn Tập thay cho Tứ Thư và Ngũ Kinh, lấy Trung ương Đảng thay cho Triều Đ́nh, đem các đảng viên thay cho đám quân tử là đâu lại vào đó. Khổng Giáo đă dọn đường cho các chế độ cộng sản. Chỉ có điểm mới là chủ nghĩa cộng sản tâng bốc quần chúng vô sản mà Khổng Giáo mạt sát, dù chỉ là một sự tâng bốc giả dối. Nếu trước đây Khổng Giáo đă dọn đường cho các chế độ cộng sản th́ ngày nay những tồn đọng của tư tưởng Khổng Giáo đang giúp các chế độ này kéo dài.