Bốn ngàn năm văn hiến

 

Trước khi vào Nam nhà tôi ở ngay dốc Cổ Ngư. Tiếp theo dốc Cổ Ngư là đường Cỏ Ngư nối liền đê Yên Phụ và vườn Bắch Thảo. Cỗ Ngư là một con đường đặc biệt nhất Hà Nội, nó nằm giữa hai hồ: hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Khoảng gần giữa đường Cồ Ngư c̣n có một con đường khác nối đường Cỗ Ngư với một ḥn đảo nhỏ trên Hồ Tây, và trên ḥn đảo này có chùa Trấn Quốc xây lại từ thời nhà Lư nhưng đă có từ thời Tiền Lư vào thế kỷ 6. Chính quyền cộng sản không có tinh thần tôn trọng các địa danh nên sau này họ đổi tên đường Cổ Ngư thành đường Thanh Niên cho có vẻ cách mạng và hiện đại. Có người bạn ở Hà Nội nói với tôi đây là sáng kiến của chính ông Hồ Chí Minh.
Dù chỉ sống ở đó có hơn một năm thôi nhưng đường Cỗ Ngư đă rất quen thuộc đối với tôi, tôi hay chạy tung tăng trên con đường đó và quen từng xe bánh tôm. Nhiều bà bán bánh tôm quen biết tên tôi và thỉnh thoảng gọi tôi lại cho một miềng bánh tôm, một phần tư của một cái bánh tṛn và dẹp, đường kính chừng 8 cm. Cử chỉ giản dị nhưng âu yếm.
Chùa Trấn Quốc yên tĩnh và thâm nghiêm đến độ tôi quen thuộc đường Cổ Ngư đến thế mà cũng sợ không dám vào, chỉ có hai lần vào chùa Trấn Quốc cùng với người lớn. Chùa không lớn lắm nhưng sạch sẽ và đẹp, hồi đó tôi chưa ư thức được giá trị lịch sử của sự kiện chùa đă có từ mười mấy thế kỷ.
Bên kia vườn Bắch Thảo, đi bộ một quăng đường không xa là tới Chùa Một Cột. Chùa nhỏ xíu, ở chính giữa một hồ sen cũng nhỏ xíu. Như tên gọi của nó, chùa nằm trên một cột lớn, chung quanh cột tua tủa những xà cong vươn lên như những cánh tay đỡ chùa. Chùa Một Cột cũng có từ thời nhà Lư, vào khoảng thế kỷ thứ 11 hay thế kỷ thứ 12, một chi tiết mà tôi chưa bao giờ cố gắng để nhớ.
Trường tiểu học của tôi nằm ở chùa Kim Liên, cũng nằm trên dê Yên Phụ, chiếm hết một mỏm đất khá rộng ph́nh ra trên Hồ Tây, kế ngay bên làng hoa Yên Phụ. Làng Yên Phụ là làng đẹp nhất mà tôi đă thấy. Cả làng sống bằng nghề trồng hoa và nuôi cá vàng. Hàng năm vào dịp Tết có hội ngay sân chùa, dân làng thi đua triền lăm hoa và cá. Thú nhất là những cuộc chọi gà trong hội này. Những con gà chọi oai vệ màu xám tro, màu đen nhánh, màu đỏ lửa với những cái cỗ vừa dài vừa to, trần trụi và đỏ rực một cách ngạo nghễ. Tôi mê gà chọi từ hồi đó. Có dạo lớp tôi học ở ngay trong chính ṭa của chùa, kế bên bàn thờ với một tượng Phật ngồi rất lớn. Về sau lớp tôi chuyển sang một trong những lớp nằm trong hai dẫy nhà trước chùa đối diện nhau bên này và bên kia sân chùa, nhường chỗ cho lớp mẫu giáo. Lư do có lẽ là các thầy sợ chúng tôi, lớp nh́, đă khá lớn nên hay phá phách, các em bé mẫu giáo ngoan ngoăn hơn. Chùa Kim Liên khá lớn, nhưng không c̣n sư săi nên được dùng làm trường tiểu học. Lúc đó chùa là đ́nh, nghĩa là nơi hội họp của dân làng, hơn là chùa. Chùa Kim Liên là chùa thân quen với tôi nhất nhưng cũng là chùa mà tôi chưa gặp trong một tài liệu nào. H́nh như chùa không lâu đời bằng chùa Trấn Quốc nhưng cũng là một ngôi chùa rất cổ nếu căn cứ vào mái và các kèo cột.
Kiến thức về kiến trúc của tôi không phải là thấp mà là số không, nhưng đại khái tôi thấy chùa nào cũng giống nhau, cũng mái cong, ngói nâu, cột gỗ, sân gạch, nền cao hơn sân vài bậc gạch. Hai người bạn tôi đều là kiến trúc sư và đều có nghiên cứu nhiều về kỹ thuật kiến trúc của các chùa Việt nam có hai nhận định khác hẳn nhau. Một anh th́ nói đó là một kỹ thuật rất tinh vi và một tŕnh độ nghệ thuật rất cao. Một anh, trái lại, chê các chùa Việt nam là không đa dạng, không mấy thay đổi từ đời này qua đời khác và tố giác sự thiếu sáng kiến của người Việt; anh này cũng nói là kiến trúc các chùa mang nhiều sai phạm về kỹ thuật. Tuy nhiên có hai điểm mà cả hai người đấu nh́n nhận: một là các chùa Việt nam là một trong những di sản phong phú và đáng tự hào của nước ta, hai là các di tích lịch sử của Việt nam quá ít về số lượng và thua kém hẳn các di tích lịch sử tại các nước châu á khác. So với châu Âu, cả hai đều nh́n nhận chúng ta thua kém rất xa.
Dĩ nhiên chúng ta c̣n nhiều di tích lịch sử quí báu khác. Thành Cỗ Loa, đền Hùng, đền vua Đinh, chùa Phổ Minh, chùa Hương Tích, chùa Non Nước, tháp Chàm (tôi không hiểu tại sao một số người không coi tháp Chàm là một di tích lịch sử của người Việt), cổ thành Quảng Trị, chùa Linh Mụ, cổ thành Huế, Tháp Mười, v.v... Để chỉ kể một vài di tích trong nhiều di tích. Nhưng phải nói là so với ḍng lịch sử trên hai ngàn năm th́ như thế vẫn là quá ít, và nói chung không độc đáo. Bốn ngàn năm văn hiến của chúng ta không để lại bao nhiêu chứng liệu vật chất.
Năm 1986, tôi có dịp nói chuyện với tinh mục Lương Kim Định. Tôi biết đến ông lằn đầu tiên năm 1968 khi một người bạn đưa cho đọc một số tác phẩm của ông về triết lư Việt Nho và An Vi. Tôi không đọc hết một cuốn sách nào của ông cả, bởi v́ đọc tới gần nửa cuốn th́ có cảm tưởng đă nắm được ư cho nên phần sau chỉ đọc lướt và đọc chéo. Nhân một dịp tôi sang Mỹ mùa thu 1987, Kim Định, v́ có đọc một số bài báo của tôi, tỏ ư muốn gặp tôi để thảo luận. Lúc đó ông đă nổi tiếng là một triết gia lớn của Việt nam, nhất là tại hải ngoại. Ông rất đẹp lăo, gương mặt sáng láng, thái độ ung dung, ngôn từ sáng sủa, mạch lạc và c̣n rất tráng kiện ở tuổi 70. Chúng tôi thảo luận khá lâu về Nho Giáo mà Kim Định khẳng định là của người Việt chứ không phải của người Trung Hoa và không được triển khai đúng đắn chứ thực ra là một triết lư rất hoàn hảo cần được dùng làm nền tảng xây dựng đất nước sau này. Chúng tôi đi đến một thỏa thuận là không đồng ư với nhau.
Cuối câu chuyện, sang đến phần triết lư An Vi của ông mà Lương Kim Định coi là một thông điệp của trống đồng, tôi nói với Kim Định là cách tiếp cận văn hóa Việt nam của ông rất phiêu lưu bởi v́ các di tích lịch sử và văn hóa của chúng ta quá ít ỏi để có thể là một thông điệp sáng sủa và chắc chắn. Chúng ta phải suy diễn rất nhiều mà suy diễn th́ lúc nào cũng chủ quan và dễ sai lầm. Kim Định giảng giải cho tôi về những ư nghĩa của trống đồng mà ông cho là rơ rệt và đầy đủ. Thấy tôi có vẻ không tin tưởng lắm, Kim Định hỏi lại: Thế th́ cậu đề nghị cách tiếp cận nào?. Tôi đáp là phải tiếp cận bằng con người Việt nam, bởi v́ nền văn minh Việt nam là một nền văn minh không có di tích vật chất. Tất cả ở trong con người, quá khứ tồn đọng trong con người và tương lai cũng chỉ là con người. nền văn minh Việt nam chắc chắn là có và đáng kể dù các di tích của ta không vĩ đại và phong phú bằng các nước láng giềng Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Cam-bốt và Lào. V́ thế cách tiếp cận dúng để t́m hiểu Việt nam là tâm lư học và xă hội học chứ không phải là khảo cổ học. Sự kiện chúng ta có những con người có thể mau chóng hấp thụ những kiến thức phức tạp và khó khăn nhất, có thể thích nghi ít nhất một cách tương đối với những thay đổi bối cảnh đột ngột nhất, có thể sống qua những thảm kịch ghê gớm nhất là bằng chứng của một nền văn minh đặc sắc. Tuy nhiên khối người tinh nhuệ đó đă chỉ đi từ tai họa này đến thảm kịch khác như vậy rơ ràng là họ phải có một tật nguyền tập thể nào đó. Con người Việt nam là cả một bí mật chưa được khám phá, nhưng điều chắc chắn là nó mang một tiềm năng rất lớn chưa phát huy được v́ một số bế tắc tâm lư. Khai thông được bế tắc này chúng ta sẽ giải tỏa một nguồn năng lượng vô cùng lớn và sẽ vươn lên rất mănh liệt.
Lương Kim Định cũng phân vẫn trước cách tiếp cận của tôi như tôi nghi hoặc trước cách tiếp cận của ông. Không phải chỉ có một mà có nhiều cách t́m hiểu nước Việt. Và tất cả đều có mặt đúng và có mặt yếu. Cái khó của chúng ta là phải làm một việc mà từ trước chúng ta đă không cố gắng để làm, nghĩa là t́m hiểu chúng ta là ai.
Từ đó tôi không c̣n cơ hội để gặp lại Kim Định. Tôi thường hỏi thăm về ông và vài năm sau được biết ông đau nặng, cho nên khi được tin ông qua đời, tôi không ngạc nhiên. H́nh ảnh c̣n lại trong tôi về Kim Định là một con người rất độc đáo. Ông được đào tạo theo giáo dục phương Tây, nhưng lại dùng nn kiến thức đó làm dụng cụ để t́m về nguồn gốc dân tộc, khám phá cái hay của dân tộc, đi đến niềm tự hào - theo tôi quá chủ quan về dân tộc và đề xướng một đường lối phát triển thuần túy Việt nam - mà tôi cho là gượng ép. Là một linh mục công giáo nhưng ông lại gần gũi với triết lư á Đông hơn là triết lư Thiên Chúa Giáo. Đức tin công giáo của ông h́nh như chỉ rất tương đối. Dù không đánh giá cao lắm những công tŕnh nghiên cứu của Kim Định, nhất là về điểm mà đa số thán phục ông, nghĩa là Nho Giáo, tôi vẫn dành cho ông một sự cảm mến đối với một người đă tận tụy với văn hóa dân tộc.
Trong lần gặp gỡ duy nhất ấy, chúng tôi khác ư với nhau nhiều nhưng chúng tôi đồng ư là lịch sử của chúng ta quá sơ sài và thiếu sót, di sản văn học của chúng ta không có bao nhiêu.