Tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi

 

Tối yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi!
Mẹ hiền ru những câu xa vời.
Tiếng nước tôi, tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi...
Phạm Duy (T́nh ca)
Một lư do quan trọng khác khiến chúng ta kém về truyền thông là chúng ta khinh thường tiếng Việt. Mà đă khinh thường tiếng mẹ đẻ th́ hậu quả tất nhiên là kém về truyền thông, v́ tiếng mẹ đẻ dù thế nào đi nữa cũng vẫn là ngôn ngữ mà một con người có thể sử dụng hay nhất. Nó là những tiếng đầu đời đă nhào nặn ra ư niệm, t́nh cảm, tâm hồn của con người. Một người dù có học và sử dụng một ngoại ngữ nhiều thế nào đi nửa vẫn không thể diễn tả tư tưởng và t́nh cảm của ḿnh một cách trung thành và tế nhị bằng tiếng mẹ đẻ của ḿnh. Đó vẫn chỉ là một ngôn ngữ mượn mà thôi. Những người trẻ trưởng thành tại hải ngoại có khả năng truyền thông hơn hẳn cha anh v́ được huấn luyện một cách khác, được khuyến khích phát biểu; nhưng cũng v́ tiếng Anh, tiếng Pháp được hấp thụ từ mẫu giáo và gần như là tiếng mẹ đẻ của họ. Họ không vướng một tiếng mẹ đẻ đă bị gạt bỏ.
Sự khinh thường tiếng Việt là một truyền thống của người Việt nam. Nôm na là cha mách qué, tiếng Việt là tiếng không cao thượng. Những văn bản quan trọng phải viết bằng chữ Nho. Người Việt ta khi cần nói một điều trịnh trọng, trang nhă rất thường hay xổ Nho: Thưa anh dĩ ḥa vi quí, ḿnh chẳng nên đôi co với họ làm ǵ, biết họ như vậy rồi ḿnh cứ kính nhi viễn chi là hơn. Không biết bao nhiêu lần rồi tôi đă nghe những câu nói tương tự như vậy, ngay cả tại hải ngoại này, ở cửa miệng hay ở ng̣i bút của những người có học thức và sử dụng tiếng Việt một cách nhuần nhuyễn hơn hẳn mức trung b́nh.
Chắc v́ coi tiếng Việt là thứ tiếng tầm thường, thấp kém nên khi viết và nói người ta không cần một thận trọng nào, bất chấp cả văn phạm lẫn chính tả. Trái lại khi phải viết một văn bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, người ta đắn đo từng câu, từng chữ, viết đi viết lại nhiều lần, ớm hỏi người này người kia viết như thế có đúng không, có hay không, v. v... Sự yên trí rằng viết tiếng Việt th́ thế nào cũng được thể hiện ngay cả trong những tài liệu quan trọng. Trong bản cương lĩnh của Phong Trào Yểm Trợ Dân Chủ và Tái Thiết Việt nam của cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu dài khoảng ba trang đánh máy, tôi đếm được gần một trăm lỗi chính tả và văn phạm. Đó là văn kiện căn bản của một nhân vật đă từng cầm vận mệnh của đất nước và có lẽ c̣n muốn cầm tiếp. Cẩu thả đến thế là cùng. Chung quanh ông Thiệu chắc chắn là có những người biết tiếng Việt nhưng ông Thiệu đă không thấy cần phải hỏi ư kiến họ. Viết tiếng Việt mà, thế nào cũng được. Giả sử phải viết một bản tuyên ngôn bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh chắc ông Thiệu sẽ thận trọng hơn nhiều.
Tôi không trách riêng ông Thiệu, bởi v́ đại đa số người Việt đều xử sự như thế, kể cả những người không biết một ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Việt. Năm 1974, tôi nhận dạy kinh tế cho một trường đại học tại Sài G̣n. Trước khi bắt đầu, tôi hỏi một số giáo sư dạy kinh tế cho tôi xem những bài đă được chấm đậu những năm trước. Mục đích của sự tham khảo này chỉ là để xem tŕnh độ tiếp thu của sinh viên về môn kinh tế như thế nào. Những tôi lại khám phá ra một sự kiện khác, kinh khủng hơn nhiều. Các sinh viên ở năm cuối cùng, sắp tốt nghiệp, hoàn toàn không biết viết tiếng Việt. Họ viết những câu rất dài và luộm thuộm, sai văn phạm, sai chính tả, sai cả nghĩa của từ ngữ. Bực bội quá tôi phải dọa các sinh viên là sẽ không chấm những bài viết sai tiếng Việt. Rời tôi đặt ra một qui luật có thể là hơi quá đáng: mỗi bài sẽ được chấm trên 20 điểm, 10 điểm trên ngữ pháp, 10 điểm về nội dung, nhưng nếu bài không đủ 5 điểm về ngữ pháp th́ sẽ không được chấm phần nội dung nữa. Biện pháp quá khích đó có lẽ đă có tác dụng làm các sinh viên coi trọng Việt văn hơn.
Trong các đơn xin việc tại Ngân Hàng Việt nam Thương Tín hay những đơn khiếu nại tại Bộ Kinh Tế, tôi gặp vô số đơn Thưa ông..., nguyên tôi là... . Tại sao lại nguyên? Chưa kể xin cứu xét cho chúng tôi được dễ dăi, v. v... . Đơn thường do những người tốt nghiệp đại học viết. Ngay cả những bài nghị luận chính trị trên báo chí, nhiều khi cũng không thể t́m ra chủ từ, động từ, túc từ. Ngay những nhà văn cũng không ngàn ngại viết xử dụng, gịng sông, dỗi dăi, yên tỉnh, đấu tranh dành tự do dân chủ. Một biểu ngữ lớn trong cuộc mít-tinh lớn: Cương quyết xiết chặc hàng ngũ... . Những lỗi chính tả, và ngay cả văn phạm, nhiều khi cũng có thể bỏ qua được, điều khó chịu nhất là nhiều khi đọc đi đọc lại vẫn không biết tác giả định nói ǵ. Đành phải đoán ṃ.
Viết đă ẩu, đọc lại càng ẩu hơn. Anh em Thông Luận chúng tôi đă là đối tượng của vô số bài đả kích v́ lập trường Ḥa Giải và Ḥa Hợp Dân Tộc. Chúng tôi đă mất rất nhiều th́ giờ để giải thích thế nào là ḥa giải dân tộc, thế nào là ḥa hợp dân tộc, tại sao lại phải ḥa giải trước, ḥa hợp sau v.v... Vậy mà trên 90% những bài đả kích chúng tôi vẫn nói chúng tôi là nhóm chủ trương ḥa hợp ḥa giải , nhiều bài c̣n nói chúng tôi chủ trương ḥa hợp ḥa giải dân tộc với cộng sản! Đọc ẩu trước khi lên án đă là tệ, có người c̣n không đọc. Một vị ở Canada viết cho chúng tôi một bài với tựa đề trả lời lập trường ḥa hợp ḥa giải của Thông Luận vạch ra thái độ ngây thơ ấu trĩ của chúng tôi. Một câu làm cho chúng tôi sửng sốt: vị này cho biết chưa hề đọc Thông Luận bao giờ, mà chỉ được biết tới lập trường của chúng tôi qua những bài đả kích.
Cái ṿng luẩn quẩn là người Việt viết luộm thuộm khó hiểu người đọc kỹ cũng không thể hiểu, nhưng người đọc không cần đọc kỹ mà vẫn trả lời một cách cũng ḥ đ̣, cũng luộm thuộm khó hiểu không kém. Phải nh́n nhận một sự thực đau ḷng: chúng ta là một dân tộc không biết đọc, không biết viết, và không biết nói.
Tiếng Việt là phương tiện trao đỗi giữa chúng ta. Phương tiện ấy mà hư hỏng th́ chúng ta không hiểu được nhau như khi nói chuyện qua một đường điện thoại đầy nhiễu xạ. Tiếng mẹ đẻ nếu không phải là ngôn ngữ duy nhất th́ cũng vẫn là ngôn ngữ dễ sử dụng nhất cho mỗi người, v́ nó hợp với tâm hồn và bản tính. Đă không thạo tiếng Việt th́ dù có học một ngôn ngữ khác công phu tới đâu chúng ta vân chỉ là những người truyền đạt kém cỏi. Mà tiếng Việt có khó ǵ đâu, nó phù hợp với cách suy nghĩ của ta. Chỉ cần lưu ư một chút chúng ta sẽ có thể truyền đạt và lănh hội mọi thông điệp một cách dễ dàng. Lư do căn bản có lẽ là v́ ta không yêu nước đầy đủ để có thể quí trọng những tài sản của đất nước. Hay v́ chúng ta thiếu tự hào dân tộc cho nên không nh́n những di sản của đất nước một cách trân trọng.
Tiếng Việt tuy không khó nhưng cũng không dễ. Nó có khả năng chuyên chở mọi thông điệp, mọi ư niệm, dù là văn hóa, nghệ thuật, chính trị, kinh tế, triết học, khoa học, kỹ thuật. Nó có thể và phải được coi là nhịp cầu nối người Việt chúng ta với nhau, cho phép chúng ta trao đổi với nhau, hiểu nhau, chỉ bảo cho nhau, để quí trọng nhau và cùng nhau xây dựng một tương lai Việt nam chung. Nếu tiếng Việt ta chưa hoàn chỉnh th́ ta cần cải thiện và phong phú nó - thêm vào một số âm, chấp nhận thêm một số từ đa âm, chế ra một số tiếng mới cho những ư niệm mới - rồi tiếp tục phát huy nó. Ngôn ngữ là một cố gắng sáng tạo không ngừng. Tiếng Pháp được coi là một ngôn ngữ hoàn chỉnh và người Pháp cũng có tiếng là dân tộc hoạt bát nhất thế giới, nhưng họ luôn luôn mài dũa ngôn ngữ của họ. Hồi làm tham vấn cho công ty xe hơi Renault của Pháp, tôi được chứng kiến một biện pháp bảo vệ ngôn ngữ rất gay gắt. Ông chủ tịch tổng giám đốc Raymond Lévy, mặc dầu đang điên đầu với t́nh trạng thua lỗ trầm trọng, vẫn c̣n đủ tỉnh táo để nhận xét rằng các văn kiện nội bộ không được soạn thảo một cách lưu loát và sáng sủa. Ông cho rằng đó là một trong những nguyên nhân đưa đến thua lỗ. Ông ra một thông cáo cho tất cả các cấp lănh dạo cho biết rằng từ nay ông dành quyền trả lại người gởi mà không nêu lư do tất cả những văn thư không được soạn thảo bằng một tiếng Pháp tuyệt đối hoàn chỉnh. Không phải là ông không biết lo những vấn đề khác ông cố gắng lắm, bằng cớ là xe hơi Renault nổi tiếng là loại xe kém phẩm chất nhất, sau năm năm dưới quyền lănh đạo của ông đă trở thành những chiếc xe nổi tiếng là tốt và bền bậc nhất châu Âu. Hăng Renault từ một hăng xe hơi lỗ nặng nhất châu Âu trở thành một hăng có lời, và gần đây đă sát nhập hăng Nissan một thời lừng lẫy của Nhật.