Phương pháp và gắn bó

 

 Năm 1964, nước Pháp lấy quyết định công nhận và b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Lục Địa. Quyết định này có nghĩa là họ chấp nhận điều kiện của Bắc Kinh, thôi không nh́n nhận Đài Loan là đại diện chính thức của Trung Hoa nữa và cũng không nh́n nhận Đài Loan là một quốc gia mà chỉ là một phần của nước Trung Hoa do Bắc Kinh đại diện.
Trong cuộc họp báo công bố quyết định này, tướng De Gaulle, tổng thống Pháp lúc đó, nói về nước Trung Hoa như sau: Trung hoa, quốc gia vĩ đại với lịch sử dài hàng ngàn năm, nơi mà từ thế hệ này qua thế hệ khác sự khéo léo của con người đă bù đắp lại sự thiếu sót về phương pháp và gắn bó... (La Chine, pays immense à lhistorie millénaire où depuis des générations lindustre des hommes a compensé le défaut de méthode ét de cohésion...).
Hơn ba mươi năm đă trôi qua kể từ ngày tôi ngồi trước máy truyền h́nh theo dơi cuộc họp báo của tướng De Gaulle nên có thể tôi không nhắc lại được đúng những lời của tướng De Gaulle, nhưng ông đă nói gần gần như thế. Tôi đă cố viết lại câu nói tiếng Pháp của ông v́ sự hiện diện của hai danh từ quan trọng: méthode (method trong tiếng Anh) và cohésion (cohesion). Dịch hai tiếng này không phải dễ.
Phải dịch cohésion là ǵ? Nó là một t́nh trạng của một toàn bộ, trong đó mọi thành tố phù hợp với nhau, bổ túc cho nhau, hỗ trợ cho nhau để tạo ra một tổng thể chung bền vững. Tạm dịch là gắn bó. Tiếng Việt ta không có từ ngữ để diễn tả khái niệm này bởi v́ người Việt ta không có ư niệm cohésion. V́ không có giác quan về sự gắn bó (cohésion) nên người Việt ta không thể kết hợp với nhau để làm những công tŕnh lớn, gồm nhiều phần và đ̣i hỏi sự đóng góp của nhiều người với nhiều tài năng khác nhau.
Methode th́ ta có tiếng phương pháp. Từ ngữ này không thấy trong văn học và tài liệu của ta trước thế kỷ 20. Có lẽ là ta đă dùng lại một chữ mà người Trung Hoa mới sáng chế ra gần đây để chỉ một khái niệm du nhập từ phương Tây. Tướng De Gaulle có lẽ cũng nghĩ là người Trung Hoa không có phương pháp. Trước đây, theo nhiều biết hạn hẹp của tôi, người Trung Hoa chỉ có chữ phương để chỉ một phương hướng (phương Đông, phương Tây), cũng có những chữ phương có nghĩa khác, thí dụ là thơm hay đầy đặn. Ngoài ra người Trung Hoa c̣n có c̣n chữ pháp để chỉ qui luật, phép tắc. Thí dụ như Tôn Tử binh pháp có nghĩa là qui luật dùng binh của Tôn Tử.
Chữ phương pháp được người ḿnh hiểu là cách làm, nhưng như vậy không đúng với nội dung của từ méthode. Méthode có nghĩa đó thực nhưng trong khoa học tổ chức c̣n có nghĩa phong phú hơn nhiều, và nghĩa này th́ tôi thấy tuyệt đại đa số người Việt không biết đến. V́ thế mặc dầu đă có danh từ phương pháp nhưng thật ra ta vẫn chưa có phương pháp.
Phương pháp trong khoa học tổ chức bao gồm một cố gắng phân tích một công tŕnh, t́m ra những yêu cầu về khả năng, phương tiện, vật liệu, thời hạn, kiểm điểm những ǵ ḿnh đă có và những ǵ cần phải thụ đắc, chia công tŕnh hay dự án ra làm những thành phần, quyết định sử dụng kỹ thuật nào cho mỗi phần, quyết định ai làm ǵ và làm như thế nào, vào lúc nào, theo dơi diễn tiến của dự án như thế nào, lấy những tiêu chuẩn nào để kiểm tra sự tiến hành nghiêm túc. Và điều quan trọng hơn hết là phương pháp phải được mọi người có trách nhiệm trong dự án hiểu biết và áp dụng. Phương pháp phải duy nhất trong dự án. Không thể có nhiều phương pháp trong một dự án bởi v́ phương pháp cũng là ngôn ngữ chung cho cả dự án. Mọi người phải nói cùng một thứ tiếng. Mỗi từ ngữ phải có ư nghĩa rơ rệt của nó và phải có cùng một nghĩa đối với mọi người. Trong sinh hoạt nghề nghiệp của tôi, từ kỹ sư, dự án trưởng, đến giám đốc kỹ thuật, tôi đă tham gia vào nhiều dự án thuộc khá nhiều ngành. Bất cứ một dự án nào người ta cũng có thể chọn lựa giữa nhiều phương pháp.
Các công ty lớn trước khi bát đầu thực hiện một công tŕnh dành rất nhiều th́ giờ cho phương pháp. Họ hội họp rất nhiều và thảo luận rất kỹ càng để yên trí mọi người hiểu rơ phương pháp đă dược chọn lựa, và biết chắc ḿnh phải làm ǵ và làm như thế nào. Ngay cả các tài liệu thông tin nội bộ cũng có mẫu rơ ràng. Dự án càng mới, kỹ thuật càng hiện dại th́ càng càn nhiều th́ giờ cho phương pháp. Tôi từng tham dự vào một dự án chỉ kéo dài một năm mà trong đó có hai tháng hội họp để chỉ bàn về phương pháp và sau đó trong các buổi họp hàng tuần phương pháp luôn luôn được nhắc lại.
Nghe tướng De Gaulle nói về người Trung Hoa như vậy tôi nghĩ thầm nếu người Trung Hoa không những khéo léo mà c̣n có cả phương pháp và sự gắn bó th́ họ đâu đến nỗi thoái hóa như ngày hôm nay.
Trong Việt nam Sử Lược, Tràn Trọng Kim nhận định: Nước ta về văn hóa, tư tưởng, nếp sống đều bắt chước theo người Tàu, nhưng cái ǵ cũng sau người Tàu một bước . Nhiều người c̣n chua chát nhận định văn hóa, tư tưởng Việt nam chỉ là một cóp nhặt của văn hóa, tư tưởng Tàu, và người Việt chỉ là một ấn bản mờ nhạt của người Tàu.
Nhận xét này tuy hơi tàn nhẫn nhưng không phải là sai. Người Việt nam c̣n thiếu phương pháp hơn người Tàu nhiều, như tôi có thể nhận thấy ngay trong các tiệm ăn Tàu nhỏ. Người hầu bàn tính tiền rất chính xác mà không cần nhớ hay đọc lại phiếu đặt hàng. Họ xếp một chồng đĩa nhựa nhỏ ở góc bàn ăn, mỗi đĩa theo màu sắc là một món có giá nhất định. Chỉ cần đếm đĩa là họ tính tiền được ngay. Trong bữa ăn so sánh số đĩa trên bàn với phiếu đặt hàng họ biết c̣n thiếu những món ǵ. Giản dị và hiệu quả. Sự thiếu sót về gắn bó của người Việt có thể nhận thấy rơ ràng trong các cơ quan chính quyền, các công ty, nhất là các công ty quốc doanh, và các hội đoàn. Tôi chưa được thấy một đơn vị nào mà mọi người làm việc nhịp nhàng với nhau. Tôi chưa thấy một người lănh đạo nào hiểu rằng vai tṛ của người lănh đạo trước hết là tạo ra và giữ ǵn sự gắn bó của đơn vị. Cơ quan này phá đám cơ quan kia, trong cùng một cơ quan đơn vị này bất chấp đơn vị kia cần ǵ và làm ǵ. Có khi cùng một đơn vị mà ở hai pḥng khác nhau hai người đang làm cùng một việc, trong khi có những việc rất cần làm mà không ai làm.
Lư do của sự thiếu đồng bộ là v́ người Việt nam không ưa nhau như đă nói trong phần trước, nhưng cũng v́ ư niệm t́m kiếm đồng thuận h́nh như vắng bóng trong đầu óc người Việt. Chúng ta chỉ biết áp đặt và khi không thể áp đặt th́ chúng ta bất lực. Một thí dụ đă kéo dài hai mươi năm qua tại hải ngoại là những cố gắng để kết hợp các tổ chức, trong tinh thần rất cẩu thả nhưng được diễn tả một cách rất kêu là gạt bỏ mọi dị đồng chính kiến . Nhưng như thế nào là gạt bỏ dị đồng chính kiến? Gạt bỏ chính kiến của ai? Hay gạt bỏ mọi chính kiến? Nếu vậy th́ ngồi lại với nhau để làm cái ǵ? Nhưng dĩ nhiên là không ai chịu gạt bỏ chính kiến của ḿnh cả. Và dĩ nhiên giấc mơ kết hợp chỉ là hoang tưởng. Làm thế nào để kết hợp những tổ chức không theo đuổi cùng một mục đích, không sử dụng cùng một phương tiện, và nhất là không bao giờ chấp nhận ai hơn ḿnh?
Khi tôi tới Paris hồi cuối năm 1982, một số thân hữu rủ tôi lập một tổ chức, tổ chức đó sau này được gọi là nhóm Thông Luận, rồi Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Tôi đă đề nghị là hăy dành hai năm để chỉ thảo luận với nhau mà thôi, và sẽ chỉ thành lập một tổ chức khi đă đồng ư với nhau trên tất cả những vấn đề cần được đặt ra, trên tầm quan trọng của mỗi vấn đề, và trên hướng giải quyết của những vấn đề đó. Và sự đồng ư đó phải được ghi nhận trên giấy trắng mực đen. Kết quả của hai năm làm việc đó là tập tài liệu Có Sở Tư Tưỏng. Sau khi tập tài liệu thành h́nh, chúng tôi ngừng gặp nhau một thời gian để mọi người suy nghĩ một minh và quyết định đi tới hay không đi tới. Chính nhờ thế mà sau này dù bị nhiều vu cáo, đánh phá, chúng tôi vẫn gắn bó với nhau. Trong khi đó tôi đă quan sát nhiều tổ chức tan ră bởi v́ sau một thời gian hoạt động mọi người khám phá ra rằng thực ra ḿnh không đồng ư với nhau như đă quá lạc quan mà tin tưởng lúc ban đầu.
Thiếu gắn bó cũng là một hậu quả tự nhiên của thiếu phương pháp. Mỗi người hiểu một cách, mỗi người làm một cách, làm sao có thể hoạt động được với nhau? Một kỹ sư Việt nam tốt nghiệp sau năm, sáu năm miệt mài ở đại học, có khi tốt nghiệp xong c̣n bỏ th́ giờ học thêm hai ba bằng cấp khác, nhưng lại không chịu bỏ ra một hai tuần lễ để đọc một quyển sách về phương pháp trong ngành của ḿnh, hay ngay cả một cuốn sách về phương pháp làm việc trong mọi ngành: cách cư xử với đồng đội, cách giao thiệp với cấp trên, cách điều khiền một đơn vị. Có người vào làm trong một công ty mà sau hai ba nam vẫn chưa thèm đọc sơ đồ tổ chức của công ty
Sự thiếu phương pháp của người Việt không những chỉ thể hiện trong công việc mà c̣n cả trong đời sống hằng ngày. Tôi rất ít gặp những người Việt nam giữ một cuốn nhật kư, hay đặt ra những mục tiêu ḿnh phải đạt tới trong tháng, trong năm để có thể nh́n lại ḿnh, kiểm điểm và rút kinh nghiệm, trong khi đó là điều mà đại đa số người phương Tây đều làm. Phương pháp làm việc của chúng ta là cứ đến đâu hay đến đó.
Chọn người bạn đường, vợ hay chồng, có lẽ là vấn đề quan trọng nhất của một đời người, quan trọng hơn danh vọng, bằng cấp và tài sản bởi v́ nó quyết định cuộc đời ta sẽ sung sướng hay đau khổ. Các cụ thường nói: Trai khôn t́m vợ, gái ngoan t́m chồng. Tuy vậy đă có bao nhiêu thanh niên nam nữ, đặt vấn đề hôn nhân một cách nghiêm túc và giải quyết một cách đứng đắn? Lấy vợ chồng ẩu, rồi sống cuộc sống hôn nhân cũng ẩu. Hầu như tất cả trai gái Việt nam trước khi lấy vợ lấy chồng đều không chịu đọc một cuốn sách nào về đời sống gia đ́nh, về tâm lư bạn trai bạn gái, hên hệ t́nh cảm và t́nh dục giữa vợ chồng, về những niềm vui và ràng buộc của lứa đôi, mặc dầu đó là một vấn đề rất phức tạp. Thế rồi bực bội, căi cọ, gia đ́nh không có hạnh phúc, hay không có hạnh phúc như có thể có. Điều ngộ nghĩnh nhất là các lớp huấn luyện chuẩn bị cho hôn nhân thường diễn ra trong các chùa hay các nhà thờ do các linh mục và đại đức hướng dẫn, trong khi trên nguyên tắc họ là những người ít có thẩm quyền nhất để bàn về đời sống vợ chồng.
Có rất đông người có tới sáu bảy con (số con thường là một sự t́nh cờ không có chủ đích trước) mà không hề học hỏi bao giờ về tâm lư trẻ thơ và cách giáo dục con cái, rồi ngạc nhiên là con cái mỗi đứa một tính và kết luận cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Cái may mắn nhất của tôi khi được đi du học không phải là nhưng kiến thức (tôi đă có thể tự học trong sách) mà là được nh́n, được sống, làm quen và làm việc với những người thuộc các dân tộc tiến bộ. Kết luận của tôi rất rơ ràng và đau đớn : so với họ, người Việt nam ḿnh thiếu phương phấp một cách thê thảm.