Chuồng lợn và cái cày

 

Chúng ta có những con người rất hay, chỉ một thời gian ngắn sau khi người Pháp tới Việt nam đă có những người Việt nam đậu được những bằng cấp cao nhất và khó nhất. Chỉ một vài năm sau khi người Mỹ can thiệp đổ người đổ của vào Việt nam là nông dân miền Nam đă biết sử dụng, sửa chữa máy cày máy bơm. Chỉ cần một năm đă biến anh bộ đội gốc nông dân thành một thợ máy lành nghề. Vài năm cũng đă đủ để các cán bộ tháng 5-1975 c̣n ngồi xổm trên xe hơi, mơ ước một ly cà-phê cái nồi ngồi trên cái cốc và một điếu thuốc thơm có cán biết đ̣i hỏi xe hơi phải có máy lạnh, biết phân biệt các loại cognac ngon nhất và biết đầu cơ trên hối suất đồng đô-la. Người Việt ta học bài rất nhanh, nhưng chúng ta c̣n có ǵ đặc sắc nữa hay không hay chỉ giản dị là những học tṛ giỏi? Đó là một câu hỏi lớn? Có lần ngồi nói chuyện tếu, tôi giảng giải cho một cán bộ miền Bắc rằng con heo và con lợn là hai con vật khác nhau, chứ không phải chỉ là cùng một con vật mà miền Bắc gọi một tên, miền Nam gọi một tên khác.
Tôi nói với anh ta rằng con lợn là một con vật chỉ nặng trung b́nh 50 kí-lô, hay cùng lắm là 70 kí-lô, được nuôi quanh năm bằng bèo và cám, trong những chuồng rơm bẩn thỉu và hôi hám, bố nó là một con lợn con chỉ lớn hơn cái hộp sữa Guigoz một chút, được chọn trong đàn lợn con v́ là con đẹn nhất, yếu nhất không bơ bèo cám để nuôi. Ngược lại, con heo là con vật to lớn, có thể nặng tới 200 kí-lô, và chỉ tám tháng đă đạt tới trọng lượng trên 100 kí-lô. Nó được nuôi không những bằng cám, mà c̣n bằng thức ăn riêng của nó, có khi bằng cơm, bằng khoai, trong những chuồng bằng xi- măng sạch sẽ, có khi ngay trong nhà cùng với người, thỉnh thoảng được tắm rửa. Bố nó là một con heo to lớn, khỏe mạnh, lông rậm như chó, trông rất đẹp, được nuôi nấng rất chu đáo, mỗi khi làm phận sự xong được chủ cho ăn mấy trái trứng sống để lấy sức. Dĩ nhiên là chuyện ngụy biện tếu. Nhưng quả thật cách nuôi lợn tại miền Bắc thật là lạc hậu. Nuôi lợn không hợp vệ sinh, dinh dưỡng kém, chọn giống lại rất tầm bậy. Tại miền Nam, con heo giống, c̣n gọi là heo nọc, là cả một tài sản được chăm sóc chu đáo.
Nó được chọn một cách kỹ lưỡng, có khi cả chục đàn heo không chọn được con nào đáng làm heo nọc, người ta phải đi mua ở xa về. Con heo nọc lúc nào cũng khỏe mạnh, đẹp đẽ. ở ngoài Bắc, con lợn giống lại là con lợn vất đi, nuôi được vài ba tháng, nhảy xong là bị đem làm thịt. Giống đă xấu, thức ăn thiếu thốn, chuồng lại dơ bẩn, lợn ở ngoài Bắc lớn không được và lại hay chết v́ thiếu vệ sinh. Thực ra giống lợn ở ngoài Bắc cũng khác, màu đen, mặt bẹt, bụng cong và dù có nuôi thế nào cũng không đạt được tầm vóc của heo trong Nam được nhập cảng vào từ vài chục năm nay. Nhưng không hiểu tại sao từ ngàn năm nay, người miền Bắc không biết xét lại cách nuôi lợn. Điều đó tố cáo sự thiếu óc sáng tạo và đổi mới của người Việt
Cái cày ở đồng quê Bắc Việt cũng là cả một kỳ quan. Phải chọn một cây thật lớn và thật chắc, cây ổi nếu có thể được. Cái cày to, tṛn và rất nặng, muốn vác cày ra đồng phải khá lực lưỡng. Lưỡi cày tṛn ở dưới, nhọn ở đầu, sức cản lớn, cày lại nặng, khó ăn vào đất, trâu kéo ́ ạch. Con trâu khỏe lâm cũng chỉ cày được ba sào đất mỗi ngày (mỗi sào là 360 m2, ba sào tương đương với một công đất ở miền Nam). Thế mà từ đời này qua đời khác vẫn không ai nghĩ đến việc thay thế cái cày quái đản ấy, đến lúc rời làng ra tỉnh, tôi vẫn c̣n thấy cái cày đó. Trong khi đó tại miền Nam, cái cày được làm bằng một khúc cây cỡ bằng cổ chân, một tay xách cũng được. Lưỡi cày dẹp, bắt đất dễ dàng, trâu kéo nhẹ nhàng. Chỉ một chuyện giản dị như vậy thôi mà ta cũng không thay đổi được. Người Việt ta hễ nh́n thấy th́ bắt chước mau chóng, nhưng phát minh và sáng tạo quả không phải là khả năng của ta.
Người miền Nam, do được thiên nhiên ưu đăi hơn, cuộc sống phong phú hơn và cũng v́ được tiếp xúc nhiều với người nước ngoài nên có phần cởi mở và phóng khoáng hơn, nhưng nói chung vẫn là bắt chước chứ không phải tự ḿnh t́m ra.
Trên các kinh rạch miền Tây Nam Phần, nhà nào cũng làm cầu tiêu trên sông. Thật là gớm ghiếc. Tắm trên sông, rửa chén bát trên sông, giặt quần áo trên sông, đôi khi lấy nước uống trên sông, khi thiếu nước mưa, rồi cũng xả rác và phóng uế xuống sông. Trong khi đó chỉ cần đào một ngày là xong một hầm cầu, tốn kém chẳng bao nhiêu là có một cầu tiêu sạch sẽ. Nhưng đó là một nếp sống mà người ta đă quen rồi và không muốn thay đổi. Một ngày cũng là một ngày, và tại sao nhà này làm trong khi nhà khác vẫn không làm?
Nhưng điều đáng ngạc nhiên là cho tới nay mọi chính quyền đều không nghĩ đến vấn đề đơn giản này. Năm 1956, các anh tôi học trung học đệ nhị cấp (lớp 10 trở lên) và bắt đầu theo các khóa huấn luyện quân sự. Tôi ṭ ṃ đọc sách quân sự của các anh tôi và thấy có những bài học như cách chống chiến xa, chống máy bay, v. v... Tôi hỏi các anh tôi có phải mục đích của các khóa huấn luyện này là để đào tạo ra các binh sĩ cộng sản để họ chống lại xe tăng và máy bay của phe quốc gia hay không. Lúc đó, và nhiều năm sau này chỉ có Việt nam Cộng Ḥa là có chiến xa và máy bay. Từ năm 1969 trở đi quân đội cộng sản mới bắt đầu dùng chiến xa và cũng chỉ sử dụng ở miền Trung, c̣n máy bay th́ không bao giờ họ dùng. Th́ ra đó là những bài học của quân đội Pháp, bộ tổng tham mưu quân đội miền Nam đem dịch ra để giảng dạy. Thật là bắt chước một cách ngu ngốc. Có khi nước đến chân họ vẫn không biết thích ứng. Tháng 3-1975, sau khi mất Buôn Ma Thuộc và sau cuộc triệt thoái thê thảm tại Cao Nguyên, một số công tư chức trong t́nh trạng hoăn dịch bị gọi ra nhập ngũ. Tôi gặp một anh bạn ở cơ quan của tôi về phép sau hai tuần huấn luyện. Tôi hỏi anh ta tập ǵ, anh ta trả lời rằng chưa tập vũ khí hiện mới chỉ tập mặc quân phục tề chỉnh, xếp hàng, điểm danh, đi theo đội ngũ và thể dục cơ bản. Một tháng sau th́ miền Nam đầu hàng. Những người Việt nam học giỏi và đậu bằng cấp cao th́ rất nhiều, nhưng rất ít ai tín ra được một ư mới, viết ra được một tác phẩm có sáng tạo, sáng chế ra được một cái ǵ, hay khám phá ra một định lư nào. Tôi may mắn biết một số người có phát minh thực sự, nhưng tỷ lệ của họ quá ít. Kết quả là chúng ta vẫn chỉ là những học tṛ. Học tṛ giỏi vẫn là học tṛ.
Chúng ta học th́ giỏi thực, và khi đă học th́ thường hay có thể biến hóa đôi chút, nhưng nói chung trí tuệ của ta h́nh như chỉ dừng ở đó. H́nh như thiếu óc sáng tạo không phải là một đặc tính riêng của người Việt, mà là đặc tính chung của người á Đông, mặc dầu căn bệnh này có phần hơi trầm trọng hơn nơi người Việt nam. Ngày nay Nhật Bản, Cao Ly và Đài Loan đă phát triển mạnh lắm rồi. Nhật Bản và Đài Loan c̣n dư một số tiền lớn không biết đầu tư vào đâu. Họ nhiều phương tiện hơn cả Hoa Kỳ và Tây Âu, nhưng họ không có những phát minh lớn và cũng không có thành công nào đáng kể về nghệ thuật và tư tưởng. Họ vẫn chỉ chạy theo sau người phương Tây, dù là chạy nhanh.
Đầu thập niên 90, nước Nhật khốn đốn với Truyền H́nh Siêu Phẩm (High Definition Television- HDT). Họ cải tiến rất xuất sắc phương pháp truyền h́nh cổ điển theo khái niệm đồng lư (analogic) và đạt tới một h́nh ảnh gần như tuyệt đối trung thực về cả nét lẫn màu. Đó là một tiến bộ lớn nhưng vẫn chỉ là cải tiến cái sẵn có. Họ nghĩ là đă vượt qua được Hoa Kỳ về kỹ thuật truyền h́nh. Nhưng ngay sau đó, Hoa Kỳ t́m ra phương pháp truyền h́nh bằng số (Digital Television-DT). Các h́nh ảnh được ghi nhận bằng số mă. Kết quả là máy truyền h́nh sắp tới của Hoa Kỳ tuy h́nh ảnh chưa được bằng HDT của Nhật - dù cũng đẹp hơn nhiều so với hiện nay - nhưng lại hơn Nhật về mọi mặt. Máy truyền h́nh của Nhật sẽ tốn 10.000 USD và chỉ là một máy truyền h́nh thụ động, trong khi máy truyền h́nh DT của Hoa Kỳ, sẽ chỉ tốn 5.000 USD và sẽ là một computer. Các h́nh ảnh có thể thu trên đĩa cứng như những hồ sơ (files) và có thể phát lại khi nào muốn. Máy truyền h́nh digital có thư viện riêng chứa phim ảnh, tài liệu riêng của mỗi gia đ́nh và cũng có thể tham khảo, tiếp nhận phim ảnh, tài liệu từ nhiều nguồn khác. Nó cũng là một computer của gia đ́nh để đặt hàng, mua hàng, thanh toán v.v. Người Nhật đă mau chóng nh́n nhận sự hơn hẳn quá rơ ràng của phương pháp truyền h́nh mới của Mỹ và bỏ cuộc. Họ đă tốn hàng trăm tỷ USD và bị thua sút Mỹ ít nhất mười năm. Mười năm đối với một đại cường và trong thời đại này là một thảm bại. Lịch sử thế giới của hai thế kỷ nay chủ yếu là lịch sử những cố gắng của phần c̣n lại của thế giới để đương đầu với ưu thế của người phương Tây và h́nh như có một kịch bản cố định: người phương Đông thua kém, cố hết sức bắt kịp người phương Tây, đến khi họ tưởng sắp qua mặt được người phương Tây th́ phương Tây lại t́m ra một phát minh mới và lại bỏ xa họ.
Người phương Tây hơn người phương Đông v́ họ có óc sáng tạo vượt trội. Điều này có thể thấy rơ nếu nh́n qua quốc tịch của những nhà bác học được giải Nobel. So với các dân tộc châu á khác th́ người Việt nam lại c̣n thiếu óc sáng tạo hơn nhiều. Đó là một nhược điểm lớn mà chúng ta phải khắc phục, và phải khắc phục khẩn cấp bằng một cố gắng liên tục và mănh liệt. Sự thiếu óc sáng tạo của người Việt không c̣n là một bí mật đối với ai. Chúng ta đều biết, nhưng chúng ta chưa ư thức được hai điều. Một là chỉ có những con người tự do mới có thể có óc sáng tạo, chúng ta không thể vừa kêu gọi phải sáng tạo lại vừa theo đuổi một chế độ đầy cấm đoán. Hai là thế giới sắp rời kỷ nguyên công nghiệp để đi vào kỷ nguyên của trí tuệ trong đó óc sáng tạo là tất cả, thiếu óc sáng tạo chúng ta sẽ măi măi tụt hậu và chịu sự thống trị của người nước ngoài. Và cũng cần ư thức rằng sự thiếu sáng tạo cũng là nguyên nhân của thảm kịch của chúng ta hiện nay : những người cầm quyền cứ ôm chặt lấy một chủ nghĩa đă phá sản và bị cả thế giới vứt bỏ, không khác ǵ những người nông dân hủ lậu khư khư giữ lấy chuồng lợn và cái cày.
Xét cho cùng th́ ở thời đại nào óc sáng lạo vẫn ở trên tất cả. Thượng đế cũng đă chỉ được tôn thờ v́ Người là tạo hóa, bởi v́ Người sáng tạo.