Nước non ngh́n dặm ( II )

Cái cảm giác nước non ngh́n dặm là có thực, và có ba lư do khiến cho người Việt, ngay cả khi có số liệu rơ ràng trong tay, vẫn có cảm giác đất nước xa xôi, bao la. Lư do thứ nhất là v́ nước ta dài thực, dài 2500 km từ Bắc tới Nam, chiều dài đó khiến cho các miền của đất nước khác nhau về địa h́nh, địa chất, về khí hậu và cả về con người. Chúng ta chỉ có một điểm giống nhau lớn và cũng là một điều may: chúng ta nói cùng một ngôn ngữ thuần nhất. Toàn bộ 85% dân số được gọi là người Kinh sử dụng tiếng Việt, và càng ngày số người của 15 % c̣n lại thuộc cấc sắc tộc ít người sử dụng được tiếng Việt càng thành đa số.
Ngay từ miền Thượng Du Bắc Việt xuống đồng bằng sông Ḥng kế cận nhau mà con người và cách sinh sống đă rất khác biệt rồi. Vào đến miền Trung với những cánh đồng dài, hẹp và khô cằn, khí hậu và con người lại khác, ngay cả giọng nói nhiều khi cũng khó hiểu đối với người miền Bắc hay miền Nam. Giữa miền Trung và miền Cao Nguyên Trung Phần, mà hiện nay được gọi bằng danh xưng khó hiểu là Tây Nguyên, sự khác biệt trước đây c̣n lớn hơn cả giữa đồng bằng sông Hồng và miền Thượng Du Bắc Việt. Vào đất miền Nam mưa nắng hai mùa, với những cánh đồng thẳng cánh c̣ bay, th́ cảnh trí lại càng khác, và con người cũng khác.
Lư do thứ hai là người Việt nam ta, do truyền thống nông nghiệp, do chiến tranh và do chính sách kiềm soát cư trú và hạn chế đi lại của chính quyền, không hay di chuyển. Đối với một người ở Thái B́nh, Huế và Sài G̣n cũng xa xôi như Paris. Sự thiếu di chuyển không những làm cho nhận thức hạn hẹp và lệ thuộc vào thành kiến, mà c̣n tạo ra một tâm lư từ chối t́m hiểu đất nước ḿnh.
Nước non ngh́n dặm cũng là nước non rất xa xôi, không liên hệ ǵ đến tôi ngoại trừ việc các quan chức bắt tôi phải đóng thuế và bắt con tôi đi lính!
Lư do thứ ba là sự coi thường môn địa lư của trí thức Việt nam. Trí thức Việt nam chủ yếu học đề thi lấy bằng chứ không phải lấy kiến thức nên chỉ chú trọng học những môn cần cho thi cử. Địa lư không phải là một trong những môn đó. ở trung học, không có môn học nào chán bằng môn địa lư. Thầy cũng dốt, học tṛ cũng dốt, sách lại dở. Trong các kỳ thi, môn địa lư chỉ có một hệ số không đáng kể. Những người điều khiển đất nước, bất luận chế độ nào, và ngay cả các chuyên viên về kế hoạch cung chỉ có một sự hiểu biết rất đại khái và mơ hồ về địa lư của đất nước.
Không nói ǵ xa xôi, ngay tại Sài G̣n cũng rất ít người biết rằng vào mùa thu cả một miền Đồng Tháp biến thành một biển nước ngọt mênh mang, sâu tới sáu mét, tàu biển cỡ trung b́nh chạy dễ dàng. Cũng rất ít người Sái G̣n biết rằng nông thôn miền Tây Nam Phần có một quan hệ nam nữ tự do vào bậc nhất thế giới. ở đây rất ít đàn ông nào chỉ có một vợ - con số trung b́nh là ba - và cũng khó kiếm ra một người đàn bà nào chỉ có một dời chồng. ở đó người ta hỏi nhau một cách tự nhiên Xin lỗi thím Tư, thức Tư là vợ cưới hay vợ dắt? Cưới hay dắt không quan hệ lắm. Con trai tới tuổi thanh niên gặp bạn gái vừa ư có thể dắt về nhà ở chung với cha mẹ. Sau một thời gian, nếu không hạp, bà mẹ không có thể dắt cô con dâu về trả lại cho cha mẹ. Trai gái làm quen nhau dễ dàng, luyến ái dễ dàng và chia tay nhau cũng rất dễ dàng.
Trong khi ở mọi nước phát triển môn địa lư được coi là tối quan trọng th́ tại Việt nam nó lại bị coi thường quá đáng. Sự thiếu hiểu biết về địa lư đất nước cũng là một trở ngại lớn cho những nhận thức. Chính v́ không hiểu địa lư nước ta mà cho tới nay nhiều người vẫn tự hào rằng ta đă giữ được nước v́ ta oai hùng chứ không phải v́ nhờ lănh thổ có núi ngăn chia. Chính v́ thiếu kiến thức địa lư mà cho tới nay, trong những đề nghị về phát triển kinh tế, người ta chỉ thấy những chính sách chung cho cả một nước, như thể là tỉnh Ḥa B́nh có thể phát triển theo cùng một mô thức với Minh Hải. Tôi c̣n được đọc một đề nghị phát triển cho cả nước và cho suốt thế kỷ có thể kiến thức địa lư có trong đầu óc những người làm kế hoạch và những chuyên viên nhưng nó chưa hiện diện đủ mạnh đề ảnh hưởng đến cách suy nghĩ.
Xin nêu hai thí dụ.
Nếu có phản xạ của nhà địa lư th́ không thể có một đồng thuận kỳ quặc là cả nhà cầm quyền lẫn các chuyên gia mỗi khi có dịp đều bày tỏ quan điểm lo âu về một hiểm họa rời bỏ nông thôn (exode rural) của dân chúng. Thế rồi các chuyên gia lên tiếng báo động, và nhà cầm quyền khuyến khích hay bắt buộc dân chúng di dân về miền quê. Đó là v́ chúng ta nhắc lại những ǵ đă được các chuyên gia viết ra cho các nước châu Mỹ La Tinh hay Pháp. Và một số nước tương tự, nơi mà nhiều khu đất mầu mỡ ph́ nhiêu bị nông dân rời bỏ. Không làm ǵ có một mối nguy như thế tại nước ta. Trăi lại chúng ta cần một exode rural. Hiện nay hơn sáu mươi triệu người Việt nam sống nhơ nông nghiệp trong khi ruộng đất của chúng ta chỉ đủ cho từ năm tới mười triệu người. Ta cũng không c̣n rừng để phá. Rừng của ta đă bị phá quá nhiều rồi, và vong hồn rừng đang báo oán chúng ta: lũ lụt đă trở thành thông lệ hàng năm tại miền Trung, kế tiếp là hạn hán v́ không c̣n rừng để giữ nước nữa. Nông thôn của ta quá dư người, mà đông người quá th́ không thể dùng nhưng phương pháp canh tác hiện đại được và năng suất sẽ thấp măi măi. Chức năng của chúng ta là chức năng của một nước ngư nghiệp, hàng hải, công nghiệp và dịch vụ. Cằn tổ chức cho nông dân rời nông thôn. Đi đâu và làm ǵ là một vấn đề khác sẽ được bàn tới trong một phần sau. Nhưng ngay từ bây giờ không nên ngăn cản người dân rời nông thôn. Trong giả thuyết xấu nhất ta cũng có thể nói như thế này: hiện nay với sáu mươi triệu người ở nông thôn chúng ta không đủ gạo ăn (ta có xuất cảng gạo nhưng bù lại một tỷ lệ quan trọng dân chúng lại thiếu đói), nếu chỉ có năm triệu người tại nông thôn thôi ta sẽ có năng suất cao, sản xuất dư gạo cho một trăm triệu người và c̣n có thể dư thừa đề xuất khẩu.
Một thí dụ thứ hai về sự thiếu ư thức địa lư có thể t́m thấy trong nhiều dự đoán dài hạn. Mọi người h́nh như đều lo âu về sự nghèo khó tại miền Trung. Đó là một lo âu chính đáng, nhưng là một vấn đề tương đối ngắn hạn. Trong cuộc chuyển hóa bắt buộc ta từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp và dịch vụ, với hai ngành phụ là nông nghiệp và ngư nghiệp, bản đồ kinh tế của ta sẽ dần dần thay đổi, và trong vài thập niên nữa sẽ thay đổi hẳn (với điều kiện là nước ta vẫn c̣n tồn tại, một điều không hoàn toàn chắc chắn, trái với sự yên tâm chắc nịch của đại đa số người Việt!). Các tỉnh miền Trung nhờ bờ biển sẽ là những vùng phát triển mạnh nhất, trong khi vùng đồng bằng sông Hồng và miền Tây Nam Phần, nghĩa là những vùng nông nghiệp c̣n lại, sẽ tụt hậu v́ giới hạn tự nhiên của nghề nông và v́ t́nh trạng đất hẹp người đông.