Đằng không những là chuyên gia kinh tế xuất sắc nhiều người, trong đó có tôi, coi Đằng là chuyên gia kinh tế tài chánh lỗi lạc nhất của Việt Nam - mà c̣n rất đam mê chính trị. ở bên ngoài Đằng có vẻ là một người trầm mặc, ôn ḥa, nhưng trong nội bộ tổ chức Thông Luận chúng tôi, Đằng luôn luôn biểu quyết cho những lập trường táo bạo nhất. Có lẽ đó là cái bản chất của đứa con của đất miền Trung sỏi đá, nơi con người luôn luôn phải cứng cỏi và bướng bỉnh với thiên nhiên đề sống. Mối t́nh thân giữa chúng tôi đă bắt đầu từ đời trước. Thân phụ chúng tôi đều là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, cha của Đằng bị cộng sản giết chết, cha tôi may mắn thoát nạn. Cái gia phả chính trị đó đă gắn bó chặt chẽ chúng tôi với nhau.
Tôi đă học hỏi ở Đằng rất nhiều, đến nỗi giờ này tôi không thề phân biệt được trong những kiến thức và nhận thức của tôi cái ǵ là của tôi cái ǵ là của Đằng.
Tối hôm Đằng chết, khi đi thăm xác Đằng về, vợ tôi ngồi khóc và nói với tôi: Rồi anh sẽ ra sao đây? Anh sẽ chẳng bao giờ t́m được một người bạn như thế nữa.
Ngày 4-11-1961, ngày tôi rời Việt Nam đi du học đề gặp Đằng trong chuyến máy bay và kết nghĩa anh em, cũng là ngày tôi nh́n Vũ Tiến Đạt lần cuối. Đạt ra tiễn tôi tại phi trường hôm đó. Đạt cũng đậu tú tài năm đó nhưng không đi du học. Tôi quen Đạt không lâu trước đó, nhưng Đạt đề lại trong tôi một ấn tượng cực mạnh. Tôi có một nhóm bạn cùng lứa tuổi họp nhau đề bàn chuyện đất nước. Hoạt động chính trị duy nhất của chúng tôi là vận động cho liên danh Hồ Nhật Tân - Nguyễn Thế Truyền trong cuộc tranh cử tổng thống với Ngô Đ́nh Diệm năm 1961. Rồi một hôm một người bạn đem Đạt tới. Đạt không giống ai. Hắn có bản năng và lối phát biểu mạnh mẽ một cách lạ lùng. Hắn đă đọc và thuộc vô số lư thuyết và phương pháp hoạt động chính trị. Hắn quả quyết một cách đáng sợ. Đạt không giấu ai ư định của hắn là muốn làm tổng thống Việt Nam sau này. Đấy là một cao vọng quá lớn và có thề là kềnh càng với một thanh niên 18 tuổi, nhưng Đạt trả giá cho tham vọng ấy một cách ṣng phẳng. Hắn cố gắng vượt bực và cư xử một cách hùng tráng. Đậu xong luật, Đạt đi lính, hắn nói không dám đi lính là hèn, và hơn thế nữa hắn cho rằng đi sĩ quan cũng không phải là can đảm v́ không nguy hiềm lắm. Hắn đi lính từ binh nh́, vào các đơn vị tác chiến, lên đại úy, rồi thi đậu khóa tuyền lựa tham vụ ngoại giao đầu năm 1975. Việc chuyển sang ngoại giao chắc chắn nằm trong kế hoạch trau dồi bản lănh của hắn. Điều tiếc nhất trong đời tôi là trong suốt thời gian ở Việt Nam sau khi từ Pháp vè tôi đă không gặp được hắn, hắn ít về Sài G̣n và về trong những lúc tôi bận chuyện khác. Hắn cũng chỉ về chớp nhoáng rồi lại đi ngay. Măi sau này tôi mới biết rằng hắn đă về bộ ngoại giao từ đầu năm 1975, nhưng lúc đó t́nh h́nh Việt Nam đă bắt đầu biến chuyển nhanh chóng khiến tôi không c̣n th́ giờ và tâm trí để t́m gặp các bạn cũ nữa.

Trong trại cải tạo, sau ngày 30-4-1975, Đạt hiên ngang thách thức, hắn không nhận tội, không xin khoan hồng, lúc nào cũng dơng dạc đ̣i một điều duy nhất: được cư xử như một tù binh theo công ước quốc tế. Hắn cũng kêu gọi đồng đội đừng ngă ḷng, phải giữ lấy khí phách và danh dự. Có lẽ hắn tự coi là một tổng thống và phải cư xử xứng đáng như một tổng thống. Một hôm hắn bị bắn chết trong lúc đi lao động, người ta bảo hắn định vượt trại. Điều này không ai kiểm chứng được.
Lúc đó tôi cũng đang ở tù.
Khi ở tù ra, sau hơn ba năm, tôi đă khóc rất nhiều trên mộ Quốc Phái, con gái duy nhất của tôi, chết trong lúc cả cha mẹ nó đang bị giam giữ. Lúc đó Quốc Phái mới được sáu tháng. Tôi tự hỏi tại sao tôi có thề khóc lâu như thế và tôi hiểu rằng tôi sẽ khóc cho đứa bé này ngay cả nếu nó không phải là con tôi. Tôi khóc cho một đứa bé gái duy nhất, xinh đẹp của một kỹ sư và một bác sĩ, một đứa bé mà cuộc đời đă hứa cho tất cả, nhưng đă chết như một đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ và được chôn cất sơ sài trong một nghĩa trang tiều tụy. Tôi khóc cho nạn nhân vô tội nhất của cuộc chiến này. Tôi chợt hiểu rằng tôi không thề bỏ cuộc. Nếu tôi không v́ đất nước quyết định hồi hương th́ Quốc Phái đă sinh ra ở Pari, sẽ lớn lên trong t́nh yêu và hạnh phúc, sẽ thành công mỹ măn. Tôi cần một thắng lợi đễ làm quà tặng và xin lỗi Quốc Phái và thắng lợi đó phải thực quảng đại, xứng đáng với Quốc Phái và xứng đáng với nỗi đau không bao giờ nguôi trong tôi.
Trong thứ tự những người được đề tặng, độc giả có thề hỏi tại sao tôi không đề những người đă chết trước những người c̣n sống ? Lư do là v́ mặc dầu những t́nh cảm vô cùng tha thiết và vô cùng sâu đậm với người đă khuất, sự sống vẫn phải đi trước. Cuốn sách này muốn được là cuốn sách của hy vọng, viết cho những con người của đất nước hôm nay và ngày mai.

Tôi phải cám ơn trước hết toàn bộ các chí hữu trong gia đ́nh Thông Luận, nơi kiến thức và nhận thức của tôi đă h́nh thành nhờ nhưng cuộc thảo luận và trao đỏi và cũng đă một phần nào được thử nghiệm qua hành động.
Một ḷng biết ơn xâu xa xin được gởi tới những bậc thầy đă uốn nắn cách suy nghĩ của tôi. Các giáo sư Vũ Khắc Khoan, Lê Ngọc Huỳnh, Nguyễn Xuân Kỳ, hiện nay không c̣n nữa. Một lời tưởng nhớ cũng xin được gởi đến cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, một người bạn thân và một người anh lớn đă chỉ dạy cho tôi rất nhiều khi mới hoạt động chính trị, rất tiếc là ông đă mất trước khi chúng tôi có thể sát cánh với nhau trong cùng một tổ chức.
Dĩ nhiên tôi không thề không nhắc tới thân phụ tôi, người thày đầu tiên của tôi, đă tạo ra tôi cả xác lẫn hồn và mẹ tôi, người đă cho tôi bài học quí giá nhất : đấu tranh chính trị trước hết là bằng trái tim.
Đoàn Xuân Kiên, Vơ Xuân Minh và Diệp Tường Bảo đă đọc lại và góp ư.
Lời cảm tạ sau cùng nhưng đặc biệt nhất xin dành cho Nguyễn Văn Huy, người đă thúc giục tôi viết cuốn sách này. Huy là tiến sĩ về dân tộc học và giảng dạy về môn dân tộc học vùng Đông Nam á tại Đại Học Paris 7. Huy rất say mê khảo cứu lịch sử Việt Nam và đă góp ư với tôi trong nhiều nhận định. Dù không chia sẻ hoàn toàn những ǵ tôi viết, Huy đă t́nh nguyện đọc lại, sửa chữa và thay tôi lo phần việc in ấn cuốn sách này.

* Nguyễn Gia Kiểng